Cây Cam Canh
- Mã SP 15793
-
Cây Cam Canh – Citrus sinensis là dòng cây thân gỗ, sống lâu năm, cây mọc xòe hoặc đứng, nhiều gai và cành, hơi sần.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis cho lá đơn, so le. Lá có màu xanh đậm, mặt trên màu đậm hơn mặt dưới, lá hình trứng hoặc trái xoan, kích thước khoảng 5-10cm.
Hoa cây Cam Canh – Citrus sinensis có hoa màu trắng, 5 cánh, thường mọc đơn hoặc chùm ở nách lá.
Quả Cam Canh – Citrus sinensis tròn, đường kính trung bình 7cm, vỏ mỏng, vỏ nhiều tinh dầu. Quả Cam Canh khi non có màu xanh, đến độ chín sẽ có màu vàng, lấm tấm đốm xanh, cũng có khi vỏ bị rám. Loại cam này có vị đặc trưng là nhiều nước, ngọt, thanh mát và thơm dìu dịu.
- Liên hệ tư vấn miễn phí: (+84) 366 666 185
Chúng tôi cam kết
Hàng chính hãng
Cam kết 100% chất lượng
Đổi trả trong 30 ngày
Cam kết đổi trả
Hỗ trợ vận chuyển
Theo chính sách
Cây Cam Canh

Cây Cam Canh – Citrus sinensis
Nguồn gốc, đặc điểm, tác dụng, kỹ thuật trồng và cách chắm sóc cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Cam Đường Canh – Citrus sinensis là một giống quýt nhưng từ lâu nhân dân ta vẫn quen gọi là cam. Cam đường canh được trồng ở hầu khắp các địa phương trong nước, có nơi gọi là cam giấy vì có vỏ mỏng và dai. Tên giống được gọi theo tên địa phương nơi trồng và chọn lọc. Cam đường canh là loại cây sinh trưởng khoẻ, ít gai hoặc không có gai, cây phân cành mạnh, cành nhỏ, có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần như không có eo lá. Quả hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu đỏ gấc; giống chín sớm có màu vàng đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng. Thịt quả mọng nước, ít hạt vách múi hơi dai, ít xơ bã, ngọt mát nếu là giống chín muộn, giống chín sớm có vị ngọt đậm. Cam đường canh là giống có năng suất cao, thích nghi rộng, trồng được trên núi cao, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt. Nếu trồng mật độ dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40-50 tấn/ha.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis có nguồn gôc từ xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
I. Nguồn gốc, đặc điểm, tác dụng của cây Cam Canh – Citrus sinensis.
1. Nguồn gốc Của cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis có nguồn gôc từ xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Cam canh còn được gọi là cam ngự hay cam vua bởi nó là một trong những giống cây cam quý ngày xưa được tiến lên vua. Hiện nay có rất nhiều nơi trồng giống cây cam này và cho giá trị kinh tế cao.
2. Đặc điểm cây Cam Canh – Citrus sinensis.
2.1. Đặc điểm hình thái của cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis là dòng cây thân gỗ, sống lâu năm, cây mọc xòe hoặc đứng, nhiều gai và cành, hơi sần.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis cho lá đơn, so le. Lá có màu xanh đậm, mặt trên màu đậm hơn mặt dưới, lá hình trứng hoặc trái xoan, kích thước khoảng 5-10cm.
Hoa cây Cam Canh – Citrus sinensis có hoa màu trắng, 5 cánh, thường mọc đơn hoặc chùm ở nách lá.
Quả Cam Canh – Citrus sinensis tròn, đường kính trung bình 7cm, vỏ mỏng, vỏ nhiều tinh dầu. Quả Cam Canh khi non có màu xanh, đến độ chín sẽ có màu vàng, lấm tấm đốm xanh, cũng có khi vỏ bị rám. Loại cam này có vị đặc trưng là nhiều nước, ngọt, thanh mát và thơm dìu dịu.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis là dòng cây thân gỗ, sống lâu năm.
2.2. Đặc điểm sinh thái của cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis có vùng thích nghi khá rộng. Cây cam đường canh là giống có năng suất cao, khả năng thích nghi tương đối rộng, trồng được trên đồi, núi, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt. Nếu trồng mật độ dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40-50 tấn/ha. Cam đường canh là loại quả có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, nên hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Bắc Giang và một số các tỉnh khác được trồng rộng khắp các huyện, hình thành nên những vựa cam chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Ở nhiệt độ 20- 350C cây Cam Đường Canh – Citrus sinensis sinh trưởng tốt.
Cao độ thích hợp dưới 800m.
Lượng mưa 1800 mm trở lên được phân bố đều.
Có thể trồng trên vùng đất ít phèn hay mặn nhẹ 0.2%
Trồng sau 2.5 năm có thể cho hoa trái.
Hoa cây Cam Canh – Citrus sinensis có hoa màu trắng, 5 cánh, thường mọc đơn hoặc chùm ở nách lá.
3. Tác dụng của cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Đây là cây có giá trị kinh tế cao và là cây kinh tế chủ lực của một số địa phương.
Ngày nay cây còn thường được trồng trong sân vườn để làm cảnh, làm cây xanh, làm cây cảnh chơi Tết.
Rễ, vỏ, lá và quả cây Cam Canh – Citrus sinensis được dân gian dùng để trị bệnh các bệnh như: giải độc, thanh nhiệt, đau bụng, cầm máu…
Quả loại Cam Canh – Citrus sinensis này có những tác dụng như:
Chữa táo bón: Cho 250g vỏ cam và 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.
Chữa ho có đờm: 250g vỏ thái nhỏ, sao vàng, thêm nửa thìa cà phê muối, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.
Chữa phù thũng ở phụ nữ có thai: Mỗi lần uống một thìa cà phê bột vỏ cam với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3 – 5 ngày.
Quả Cam Canh – Citrus sinensis tròn, đường kính trung bình 7cm.
Chữa trị bí tiểu: Mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột cam non với 30 ml rượu nếp, ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.
Chữa đầy hơi: Thái nhỏ 250g vỏ Cam Canh, lá lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.
Chữa trị chứng ăn không ngon: Tán bột 250g vỏ cam và 50g gừng già, uống 1 thìa cà phê bột này, ngày 2 lần trước bữa ăn và uống liên tục trong 3-5 ngày.
II. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Cam Canh – Citrus sinensis.
1. Kỹ thuật trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis.
1.1. Chọn giống cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis giống phải khoẻ, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khoẻ, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm.
1.2. Thời vụ trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis thường được trồng vào đầu (tháng 2) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9) là thích hợp nhất.
Cây Cam Đường Canh- Citrus sinensis là giống có năng suất cao.
1.3. Làm đất, đào hố, khoảng cách và cách trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis:
Làm đất trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis: Đất trồng Cam Canh – Citrus sinensis phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn.
Đào hố trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis: Hố trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis có kích thước 60x60x50cm. Bón lót 50kg phân chuồng hoai mục + 1kg lân + 1kg vôi bột cho mỗi hố, trộn kỹ với đất trước khi trồng 30 ngày.
Khoảng cách trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis: (3 x 1,5) (luống cách luống 3m, cây cách cây 1,5m).
Cách trồng cây Cam Canh – Citrus sinensis: Đặt bầu cây ngang mặt đất, chính giữa hố, vun đất nhẹ lên mặt bầu và nén chặt xung quanh để cây đứng vững. Trồng xong tưới đủ nước để cây nhanh bén rễ. Nếu trời nắng nóng phải che cho cây. Nơi có gió mạnh phải buộc cây vào cọc nhỏ cắm chính giữa hố để cây không bị gió lay.
Chú ý: Khi cây Cam Canh – Citrus sinensis còn nhỏ, chưa giao tán, nên trồng quanh cây đậu đỗ để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và dùng làm phân cải tạo đất.
Đất trồng Cam Canh – Citrus sinensis phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây Cam Canh – Citrus sinensis.
2.1. Tưới tiêu cho cây Cam Canh – Citrus sinensis:
Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây Cam Canh – Citrus sinensis nhất là từ khi mới trồng đến khi cây 3 tuổi. Thời gian cây Cam Canh – Citrus sinensis ra hoa, đậu quả và nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ đậu ít và bị rụng nhiều. Thừa nước cây dễ bị bệnh thối rễ cũng gây hiện tượng vàng lá, chết cây.
2.2. Tỉa cành, tạo tán cho cây Cam Canh – Citrus sinensis:
Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Nuôi dưỡng những cành cần thiết để tán cây Cam Canh – Citrus sinensis đều đặn, cân đối. Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây Cam Canh – Citrus sinensis cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.
Trồng cây chắn gió có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước, giảm sự cọ sát của các quả với cành và làm chậm sự di chuyển của các loại côn trùng, nhất là rệp và rầy chổng cánh. Hàng cây chắn gió được trồng chủ yếu ngăn được các hướng gió chính, cách hàng cây cam đầu tiên ít nhất 5m để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cây chắn gió có thể trồng bằng keo tai tượng, keo lá tràm, keo dậu,…
Rễ, vỏ, lá và quả cây Cam Canh – Citrus sinensis được dân gian dùng để trị bệnh.
2.3. Bón phân cho cây Cam Canh – Citrus sinensis:
Sau một tháng cây Cam Canh – Citrus sinensis hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần.
Bón phân thời kỳ thiết kế cơ bản (sau trồng 1-3 năm). Lượng phân bón cho 1 cây Cam Canh – Citrus sinensis: 10kg phân chuồng + 100g ure + 300g supelân + 100g kali.
Cách bón: tháng 9, tháng 11 bón 100% hữu cơ + 100% lân; từ ngày 15/1 đến 15/3: 40% urê + 40% kali (nhằm thúc cành xuân); tháng 5 bón: 30% urê + 30% kali; tháng 7-8 bón: 30% urê + 30% kali (bón cành thu).
Bón phân thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi): Với cây Cam Canh – Citrus sinensis vào kinh doanh từ tháng 11 hạn chế tưới nước và dùng thuổng hay mai xẻ xung quanh gốc, cách gốc 25-30cm. Chặt đứt rễ xung quanh, phơi gốc 10-15 ngày cho cây cằn, lá vàng hơi héo sau đó bón cho 1 cây từ: 10-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5-1 kg supe lân, bón quanh tán lấp kín phân.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis có giá trị kinh tế cao.
Chú ý: Khi xén rễ phải dùng dụng cụ sắc, không làm xơ, dập rễ, lay động gốc ảnh hưởng đến cây Cam Canh – Citrus sinensis, sau đó tưới giữ ẩm cho cây. Khi cây Cam Canh – Citrus sinensis ra hoa kết quả tránh tác động vào gốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, quả.
Khi quả đã ổn định, dùng phân bắc, phân chuồng hoai mục hay đậu tương xay nhỏ (1kg/gốc) ngâm từ 10-15 ngày, pha loãng 5 lần tưới cho cây Cam Canh – Citrus sinensis. Cứ 20 -25 ngày một lần tưới, bã ngâm vớt lên dải đều quanh tán lấp đất nhẹ. Có thể kết hợp dùng phân bón qua lá phun theo nồng độ khuyến cáo vào các tháng 3,5,6,8 và luôn giữ ẩm cho cây Cam Canh – Citrus sinensis.
2.4. Sâu bệnh hại Cam Canh – Citrus sinensis và biện pháp phòng trư:
2.4.1. Sâu vẽ bùa:
Sâu phát triển nhiều lứa gối nhau quanh năm.Thời gian phát triển trứng từ 2-8 ngày, sâu non 7-20 ngày, nhộng 6 – 12 ngày, bướm sống trên 7-10 ngày.
Sâu vẽ bùa gây hại kéo theo theo vi khuẩn Xanhthomonas citri xâm nhiễm qua đường sâu đục, làm lá Cam Canh – Citrus sinensis nhanh rụng.
Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc vào các đợt lộc ra rộ. Có thể chọn các loại thuốc như Padan 0,1%, Decis 0,1%; Polytrin 0,1%; Selecron 0,1%…
Cây Cam Canh có tên khoa học là Citrus sinensis.
2.4.2. Rầy chổng cánh:
Đặc điểm: Rầy non và rầy trưởng thành chủ yếu sống ở cánh lá non. Rầy chích hút dịch cây Cam Canh – Citrus sinensis, làm héo và rụng lá non. Nhiệt độ 18 – 250c (mùa xuân và mùa thu) rầy phát triển mạnh. Rầy cái đẻ trứng ở mặt lá non, bình quân mỗi con đẻ 800 – 900 trứng. Rầy non nở ra bám vào mặt lá, ít di động. Mỗi năm có 8 -10 lứa, thời gian trứng 4-12 ngày, rầy non 10-35 ngày, rầy trưởng thành có thể sống đến 6 tháng.
Ngoài tác hại trực tiếp, rầy chổng cánh còn là môi giới truyền bệnh vàng lá greening, bệnh nguy hiểm nhất hiện nay trên cam.
Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc trừ rầy non và trứng khi lộc non mới ra (chú ý 2 vụ lộc xuân và lộc thu). Có thể dùng các loại thuốc như Trebon 0,1%; Applaud 0,1%, Regant 0,1%… phun 2-3 lần/vụ cách nhau 7 ngày.
2.4.3. Rệp cam:
Đặc điểm: Từ đầu mùa xuân, khi lộc non của Cam Canh – Citrus sinensis bắt đầu phát triển thì rệp cái có cánh từ nơi cư trú bay đến đẻ ra rệp non. Những rệp non phát triển trong 7-10 ngày thì đa số trở thành rệp cái dạng không cánh. Dạng này có sức sinh sản rất mạnh, mỗi con 1 ngày đêm có thể đẻ được 20-25 rệp non do đó mà tập đoàn rệp phát triển rất nhanh. Chúng ít di động, chỉ tập trung ở ngọn non, chích hút dịch cây, làm lá và chồi non cong queo. Rệp lan sang cây khác nhờ kiến.
Hình ảnh cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Ngoài gây hại trực tiếp, rệp cam còn là môi giới truyền bệnh Tristcza virus, chất bài tiết của rệp cũng là môi trường thích hợp cho nấm đen phát triển, gây hại cho cây.
Biện pháp phòng trừ: Dùng tay thu ngắt các lá hoặc cành cay Cam Canh – Citrus sinensis có rệp để tiêu diệt, khi rệp sinh sản mạnh có thể chọn các loại thuốc để diệt như Bi 58 0,1%, Tre bon 0,1%, Sherpa 0,1%; Fastac 0,1%…
2.4.4. Sâu đục cành:
Đặc điểm: Bọ trưởng thành xuất hiện từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 7 phần nhiều vào buổi sáng. Con cái đẻ trứng vào nách lá, trên trứng có lớp sáp bảo vệ, sâu non nở ra gặm vỏ cành để sống. Sâu lớn sẽ đục vào phần gỗ, mới đầu đục hướng lên, về sau lỗ đục hướng xuống dưới vào đến cành to, cứ từng đoạn sâu lại đục lỗ ăn ngang để đùn phân và bột gỗ ra ngoài. Sâu đẫy sức sẽ đục ra sát vỏ cây Cam Canh – Citrus sinensis để lột nhộng. Thời gian phát triển của sâu non khoảng 8 -10 tháng. Trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng trong khoảng 2 tháng. Hàng năm trên 1 cây có thể bị hàng chục con sâu đục làm chết cành.
Biện pháp phòng trừ: Cắt cành héo đem đốt khi sâu non còn ở cành nhỏ. Khi sâu đục vào cành to rồi thì phải bơm thuốc sâu theo các lỗ để thuốc ngấm vào bên trong diệt sâu. Các loại thuốc trừ sâu thông thường đều có thể diệt sâu này.
2.4.5. Sâu nhớt:
Đặc điểm: Sâu trưởng thành xuất hiện cùng với lộc xuân, ăn lá non cây Cam Canh – Citrus sinensis. Con cái đẻ trứng từng đôi mội dính liền nhau vào mép lá, có thể đẻ tới vài trăm trứng, sau khoảng 01 ngày trứng nở.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis sinh trưởng rất nhanh.
Sâu non mới nở gặm thịt lá chỉ để lại biểu bì, Sau tuổi 2-3 ăn thủng lá cây Cam Canh – Citrus sinensis, bài tiết chất nhầy trên lưng, các lá bị hại héo khô và rụng. Sâu non phát triển khoảng 20 ngày thì đẫy sức và tìm nơi để lột nhộng như chỗ vỏ thân, cành to nứt nẻ, thân cây có rong rêu hoặc trong đất ở độ sâu 1 cm ngay dưới tán cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Con trưởng thành vũ hoá, tìm gặm vỏ quả non. Mỗi năm sâu nhớt phát triển 6-7 lứa, trong đó lứa 1 (vụ xuân) hại nặng nhất.
Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ cùng với các đợt trừ sâu vẽ bùa. Sâu non rất dễ bị tiêu diệt bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường như Padan, Trebon, Supracide, Fastac…
2.4.6. Châu chấu:
Đặc điểm: Trưởng thành xuất hiện từ đầu mùa hè kéo dài đến mùa đông thì mật độ giảm đi. Châu chấu sống rải rác vài ba con trên tán cây Cam Canh – Citrus sinensis, chúng ăn phiến lá, tuy bay được nhưng khi gặp động vật thì chủ yếu giả chết rơi xuống thấp để lẩn tránh. Con cái để trứng trong đất và sâu non sinh sống trong đất, ăn rễ cây.
Mỗi năm có 9-10 lứa. Đối với Cam Canh – Citrus sinensis thì bọ trưởng thành ăn lá còn sâu non ăn rễ.
Biện pháp phòng trừ: Thu bắt bằng tay các sâu trưởng thành để diệt. Xới xáo đất dưới tán cây Cam Canh – Citrus sinensis để phá môi trường sinh sống của sâu non. Phun thuốc kết hợp với trừ sâu vẽ bùa và các loại sâu khác.
Cam Đường Canh – Citrus sinensis là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao.
2.4.7. Sâu xanh:
Đặc điểm: Bướm bay lượn tìm hút mật hoa cây Cam Canh – Citrus sinensis, đẻ trứng từng quả một ở các lá non. Sau 5-7 ngày sâu non nở ra và ăn những phiến lá non. Càng lớn sâu non ăn càng khoẻ, chúng ăn hết phần thịt lá trừ lại gân chính. Sâu non sống lẻ từng con một, trên 1 cành có thể gặp 4-5 con. Khi động, sâu non không bò đi mà giương 2 sợi đỏ trên đầu, đồng thời tiết ra mùi hắc.
Khi đẫy sức sâu non bám vào cành cây Cam Canh – Citrus sinensis, quấn tơ ngang mình và lột nhộng, không làm kén. Quanh năm đều có sâu nhưng gây hại nặng nhất là vụ hè thu.
Biện pháp phòng trừ: Bắt giết sâu non, phun thuốc trừ diệt kết hợp với trừ sâu vẽ bùa và các loại sâu khác.
2.4.8. Ruồi đục quả:
Đặc điểm: Mùa hè vào buổi sáng ruồi xuất hiện đi tìm thức ăn trên các quả chín. Ruồi thích ẩn trong tán lá rậm rạp, khi có động bay khá nhanh để lẩn tránh. Khi cam chín ruồi đẻ trứng vào vỏ quả. Sau 2-4 ngày dòi nở chui sâu vào trong phần múi quả để ăn tép Cam Canh – Citrus sinensis cho tới khi đẫy sức. Quả cam bị hại sẽ thối và rụng. Khi đẫy sức dòi chui ra ngoài vỏ, cong thân búng bật đi xa để rơi xuống đất lột nhộng ở độ sâu 1-2cm, sâu non phát triển trong 8-18 ngày, nhộng 9-10 ngày, ruồi vũ hoá chui lên và tiếp tục gây hại.
Trong mùa đông, vào những ngày ấm áp, nhiệt độ trên 150C ruồi vẫn hoạt động. Khi Cam Canh – Citrus sinensis chưa chín ruồi sinh sống ở các cây có quả khác. Trên vườn cam quýt ruồi xuất hiện từ tháng 6-11, mỗi năm có 7-8 lứa.
Ở nhiệt độ 20- 350C cây Cam Đường Canh – Citrus sinensis sinh trưởng tốt.
Biện pháp phòng trừ: Dùng bẫy bả có chất dẫn dụ trộn với thuốc trừ sâu để diệt ruồi trưởng thành. Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa và các loại sâu khác trong các tháng 7-8-9 cũng diệt được ruồi. Nhặt hết quả Cam Canh – Citrus sinensis rụng chôn sâu để diệt dòi bên trong.
2.4.9. Nhện đỏ:
Đặc điểm: Nhện chích hút dịch trong các lá già, lá bánh tẻ làm lá mất màu xanh bóng, biến thành màu xám bạc. Nhện đẻ trứng trong mùa hè, mỗi con để tới 40-50 trứng rải các bên gân chính của lá cây Cam Canh – Citrus sinensis. Vòng đời mùa hè gần 3 tuần, về mùa đông tới 5 tuần. Nhện ưa thích nơi khô, tuy có quanh năm nhưng mật độ cao là về mùa khô hanh.
Biện pháp phòng trừ: Chú ý chăm sóc bón phân đầy đủ cho cây Cam Canh – Citrus sinensis không để khô hạn kéo dài. Khi mới có nhện, cần phun các loại thuốc như Ortus 0,1%, Pegasus0,1%, comite 0,1%. Khi phun chú ý phun ướt đều cả 2 mặt lá.
2.4.10. Nhện trắng:
Đặc điểm: Nhện chích hút cả lá và quả nhưng chủ yếu hại quả làm quả có những vết rám, chậm lớn, ít nước.
Những năm mùa xuân ấm mùa hè thu ít mưa bão thì nhện trắng phát triển sớm và gây hại nhiều.
Biện pháp phòng trừ: Khi quả có đường kính 1cm nếu rải rác trên cây bắt đầu có vết nhện hại thì cần phun thuốc ngay. Thuốc trừ nhện trắng như đối với nhện đỏ.
Cây Cam Canh – Citrus sinensis trồng sau 2.5 năm có thể cho hoa trái.
2.4.11. Bệnh chảy gôm:
Triệu trứng và tác hại: Bệnh thường phát sinh ở sát gốc cây Cam Canh – Citrus sinensis làm vỏ gốc thối mục. Bóc phần gỗ bị bệnh ra ta thấy nấm gây hại cả vào phần gỗ của gốc cây. Nhựa cây từ các vết bệnh chảy ra, khô lại tạo ra những giọt dịch sánh đặc như gôm.
Hiện tượng chảy gôm còn thấy ở trên thân cành Cam Canh – Citrus sinensis cấp 1,2. Nấm bệnh còn gây hại làm thối rễ con hoặc làm thối quả.
Quan sát toàn cây: Lá vàng trước tiên từ các lá già. Có thể vàng từng cành khi nấm bệnh mới gây hại từng cành. Lá rụng hàng loạt làm chết cành, chết cây Cam Canh – Citrus sinensis.
Mùa bệnh: Bệnh phát sinh và lây lan trong mùa mưa, triệu chứng bệnh rõ rệt làm chết cành, chết cây Cam Canh – Citrus sinensis, thối quả vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô.
Phòng trừ: Dùng gốc ghép kháng bệnh như cam 3 lá, quýt Cleopatre, cam chua, chấp… chú ý hệ thống thoát nước tốt cho vườn cây. Tỉa cành tạo tán hợp lý để tán lá thông thoáng. Khi bệnh mới xuất hiện trên vườn nên phun thuốc Rhidomil hoặc Aliette 0,1% từ 1-2 lần. Xử lý từng vết bệnh ở gốc cây hoặc trên cành bằng cách cạo sạch phần vỏ và gỗ bị bệnh sau đó quét thuốc Rhidomil 0,2% vào vết bệnh.
2.4.12. Bệnh sẹo:
Triệu trứng và tác hại: Lúc đầu vết bệnh xuất hiện giống như bệnh loét nhưng chỉ sau vài ngày vết bệnh phát triển có đặc điểm riêng: Trên lá vết bệnh sần sùi về một phía, phía đối diện thì lõm làm lá quăn queo. Trên quả vết bệnh nổi hình gai ngắn, quả méo mó không phát triển được.
Vùng bệnh: Bệnh có ở tất cả các vùng trồng cam quýt của nước ta. Các tỉnh phía Bắc có mức độ bệnh nặng hơn.
Mùa bệnh: Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa gây hại cho đến hết mùa mưa.
Phòng trừ: Phun Boocdo 1%, Sumi-eight 0,1% hoặc Tiltsuper 0,05% khi các đợt lộc ra trong vụ hè và vụ thu.
2.4.13. Bệnh thán thư:
Triệu trứng và tác hại: Bệnh xâm nhập vào lá cây Cam Canh – Citrus sinensis tạo nên các vết cháy xám dần dần loang rộng làm phiến lá khô, trên có các chấm đen li ti ở cành bệnh phát triển thành vệt màu xám trắng, trên đó cũng có các chấm nhỏ li ti, nhiều khi bao kín xung quanh cành cây Cam Canh – Citrus sinensis làm cành chết khô. Bệnh phát triển cả trên quả Cam Canh – Citrus sinensis, phần lớn xâm nhiễm vào cuống quả rồi lan rộng xuống vỏ quả có khi vết bệnh chiếm 1/2 vỏ quả màu nâu nhạt.
Mùa bệnh: Bệnh phát sinh từ mùa hè cho đến hết năm, ẩm độ cao làm bào tử nấm dễ nẩy mầm xâm nhiễm vào mô cây Cam Canh – Citrus sinensis. Bệnh hại trên quả từ khi quả bắt đầu chín và quả thối và rụng hàng loạt.
Phòng trừ: Tỉa cành tạo tán thích hợp để cây Cam Canh – Citrus sinensis thông thoáng. Cắt bỏ sớm các cành bệnh đem đốt, chú trọng biện pháp này khi quả sắp chín. Kết hợp phun thuốc phòng trừ các bệnh khác, dùng boocdo 1% hoặc BenlatC 0,1%.
2.4.14. Bệnh phấn trắng:
Triệu chứng và các tác hại: Trên lá cây Cam Canh – Citrus sinensis và cành non vụ xuân có lớp mốc trắng bao phủ. Làm lá biến dạng, kém phát triển, bệnh nặng làm chết cành non.
Mùa bệnh: Bệnh xuất hiện trong vụ xuân.
Phòng trừ: Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện vào đầu tháng 3. Có thể dùng thuốc Boocdo 1%, BenlatC 0,1%; Mancozeb 0,2% hoặc Tiltsuper 0,05%, chú ý phun ướt đều tán lá, đặc biệt chồi và lá non của cây Cam Canh – Citrus sinensis.
2.4.15. Bệnh muội đen:
Triệu chứng và tác hại:
Trường hợp 1: Do nấm Capnodium citri.
Ở mặt trên của lá, trên cành cây Cam Canh – Citrus sinensis và cả trên vỏ quả… được phủ đều bởi một lớp bồ hóng màu đen (không tạo thành từng đốm). Khi lấy tay, lấy giẻ lau hoặc dùng nước rửa thì lớp bồ hóng này sẽ hết. Do làm giảm diện tích quang hợp nên ảnh hưởng chung đến các quá trình trao đổi chất của cây Cam Canh – Citrus sinensis, làm cho cây sinh trưởng kém, hoa quả ít và giảm chất lượng.
Trường hợp 2: Do nấm Mcliola citri.
Ở mặt dưới của những đốm to màu đen hơi tròn, kích cỡ vài mm đến 1cm. Trên vỏ quả các đốm đen cỡ 1mm, đốm càng già thì màu đen càng sậm hơn, bệnh nặng các vết có thể liền nhau thành đám lớn. Khi cạo bỏ lớp bồ hóng đi sẽ thấy mô ở phía dưới vết bệnh thâm đen. Bệnh này làm cây Cam Canh – Citrus sinensis sinh trưởng kém, hoa quả ít và giảm chất lượng.
Mùa bệnh: Từ đầu mùa mưa đến cuối năm
Phòng trừ:
Trường hợp 1: Nấm phát sinh và phát triển trên lớp chất thải của rầy, rệp. Do vậy nếu phòng rầy, trừ rệp tốt sẽ hạn chế nấm phát sinh. Có thể trừ rầy rệp bằng cách phun một trong các loại thuốc sau: Supracide, Suprathion, Bi58, Sumialpha, Tre bon, Fastac, Applaud, Polytrin
Trường hợp 2: Nấm phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, thiếu ánh sáng. Do vậy phòng trừ bằng cách trồng Cam Canh – Citrus sinensis trên các nền đất cao, dễ thoát nước, trồng mật độ vừa phải, thường xuyên tỉa cành tạo tán để cành cây Cam Canh – Citrus sinensis thô.
- THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hỗ trợ kỹ thuật: | 0971 456 599 | Email: thegioicaycanh.kythuat@gmail.com |
Hỗ trợ kinh doanh: | 0979 213 839 | Email: thegioicaycanh.kinhdoanh@gmail.com |
Hỗ trợ chăm sóc: | 0915 213 839 | Email: thegioicaycanh.cskh@gmail.com |
- Cách chăm sóc cây cam canh, Cây ăn quả, Cây ăn trái, Cây cam, Cây cam canh, Cây cam đường canh, Đặc điểm của cây cam canh, Đặc điểm của cây cam đường canh, Kỹ thuật chăm sóc cây cam canh, Kỹ thuật trồng cây cam canh, Tác dụng của cây cam canh

Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn thiết kế
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn bác sĩ cây
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn chăm sóc
Lorem Ipsum is simply