Cây Cam Sành
- Mã SP 15808
-
Cây Cam Sành – Citrus sinensis thuộc loại cây thân gỗ, bán bụi, có 4 – 6 cành chính, cây cao 2 – 3 m, phân cành thấp. Cành hướng ngọn, thưa, phân cành ngang.
Lá của cây Cam Sành – Citrus sinensis mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5 – 10 cm, rộng 2,5 – 5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4 – 10 mm. Lá có tai nhỏ.
Chùm hoa của cây Cam Sành – Citrus sinensis ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2 – 6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5 – 2 cm; nhị 20 – 30 cái dính nhau thành 4 – 5 bó.
Quả Cam Sành – Citrus sinensis có dạng hình cầu hơi dẹp, trọng lượng trung bình 235,9 g, vỏ trái màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3 – 5 mm, tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua. Độ Brix: 8 –10%, mùi rất thơm và khá nhiều hạt (8 – 16 hạt/trái).
Như cây 2 lá mầm thân gỗ, rễ thuộc loại rễ mầm hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây Cam Sành – Citrus sinensis. Bộ rễ phân bố nông và phát triẻn mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp. Bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 và tháng 9, bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu.
- Liên hệ tư vấn miễn phí: (+84) 366 666 185
Chúng tôi cam kết
Hàng chính hãng
Cam kết 100% chất lượng
Đổi trả trong 30 ngày
Cam kết đổi trả
Hỗ trợ vận chuyển
Theo chính sách
Cây Cam Sành

Cây Cam Sành – Citrus sinensis
Nguồn gốc, đặc điểm, lợi ích, kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Cam Sành – Citrus sinensis.
I. Nguồn gốc, đặc điểm, lợi ích của cây Cam Sành – Citrus sinensis.
1. Nguồn gốc xuất xứ của cây Cam Sành – Citrus sinensis.
Cây Cam sành – Citrus sinensis là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành – Citrus sinensis có đặc điểm là vỏ dày sần sùi, lớp cùi phía trong cũng dày hơn các loại quả khác cùng chi.
Cây Cam sành – Citrus sinensis là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh.
2. Đặc điểm của cây Cam Sành – Citrus sinensis.
2.1. Đặc điểm hình thái của cây Cam Sành – Citrus sinensis.
Thân, cành: Cây Cam Sành – Citrus sinensis thuộc loại cây thân gỗ, bán bụi, có 4 – 6 cành chính, cây cao 2 – 3 m, phân cành thấp. Cành hướng ngọn, thưa, phân cành ngang.
Lá: Lá của cây Cam Sành – Citrus sinensis mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5 – 10 cm, rộng 2,5 – 5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4 – 10 mm. Lá có tai nhỏ.
Hoa: Chùm hoa của cây Cam Sành – Citrus sinensis ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2 – 6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5 – 2 cm; nhị 20 – 30 cái dính nhau thành 4 – 5 bó.
Quả: Quả Cam Sành – Citrus sinensis có dạng hình cầu hơi dẹp, trọng lượng trung bình 235,9 g, vỏ trái màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3 – 5 mm, tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua. Độ Brix: 8 –10%, mùi rất thơm và khá nhiều hạt (8 – 16 hạt/trái).
Rễ: Như cây 2 lá mầm thân gỗ, rễ thuộc loại rễ mầm hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây Cam Sành – Citrus sinensis. Bộ rễ phân bố nông và phát triẻn mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp. Bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 và tháng 9, bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu.
Cây Cam Sành – Citrus sinensis có nguồn gốc từ Việt Nam.
2.2. Đặc điểm sinh thái của cây Cam Sành – Citrus sinensis.
Khí hậu: Cây Cam Sành – Citrus sinensis có thể sinh trưởng và phát triển ở 13 – 39oC thích hợp nhất từ 23 – 29oC, ngừng sinh trưởng dưới 13oC và chết ở thời điểm –5oC.
Đất: Cây Cam Sành – Citrus sinensis thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày 0,5 – 1 m. Đất thịch pha, màu mở, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5 – 7.
Nước: Cây Cam sành – Citrus sinensis có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Tuy nhiên cây cũng mẫn cảm với điều kiện ngập nước.
Có đặc tính sinh trưởng trung bình góc cành hẹp và có khuynh hướng vươn cao.
Năng suất trung bình (trên 30kg/cây/năm, cây khoảng từ 5 năm tuổi).
3. Những Lợi ích từ cây Cam Sành – Citrus sinensis.
Quả cam sành – Citrus sinensis có đặc điểm là vỏ dày sần sùi.
3.1. Lợi ích về kinh tế từ cây Cam Sành – Citrus sinensis.
Trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis đem lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho bà con. Cây trồng này đem lại doanh thu cao khoảng 380- 420 triệu/hecta.
Bà con có thể trồng xen canh cây Cam Sành – Citrus sinensis cùng với cây ổi trong những năm đầu để gia tăng thu nhập và tận dụng tối đa diện tích.
Cây Cam sành – Citrus sinensis là một loại giống cây ăn trái, có tiềm năng và cơ hội cho thị trường nội địa và xuất khẩu cho các nước khác. Đây là nông phẩm yêu thích, cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả kinh tế tốt.
3.2. Lợi ích về dinh dưỡng từ cây Cam Sành – Citrus sinensis.
Cây Cam Sành – Citrus sinensis là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào, đặc biệt vitamin C. Trong 100 g cam sành có chứa: 86,6 g nước, 47 kcal, 53,2 g vitamin C, 181 mg Kali, 40 mg Calci, 0,1 mg Sắt, 9 g đường, 2,4 g chất xơ, 0,9 g protein, …
Cây Cam Sành – Citrus sinensis thuộc loại cây thân gỗ.
Cam Sành – Citrus sinensis hỗ trợ tiêu hóa:
Trong quả Cam Sành – Citrus sinensis có chất xơ và điều này tốt cho đường ruột, cũng như cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa, giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của cơ thể hoạt động tốt và ổn định hơn. Nhờ đó, cơ thể có thể duy trì được việc đi tiêu đều đặn; đồng thời, cũng làm giảm đi các triệu chứng táo bón.
Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, trào ngược axit cũng được ngăn ngừa khi bạn dùng loại trái cây này.
Cam Sành – Citrus sinensis tăng cường sức khỏe tim mạch:
Cam Sành – Citrus sinensis cũng có tác dụng trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch, làm cho trái tim chúng ta khỏe mạnh hơn. Theo đó, các chất dinh dưỡng cần thiết như là kali có trong loại quả này có thể làm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, giúp bảo vệ tim và chống lại các cơn đột quỵ.
Cam Sành – Citrus sinensis chống lão hóa và tốt cho da:
Nhờ sở hữu hàm lượng cao chất chống oxy hóa, quả Cam Sành – Citrus sinensis cũng có công dụng trong việc chống lão hóa. Cụ thể, vitamin C chứa nhiều trong loại trái cây này giúp làn da được bảo vệ tránh khỏi tác hại của tia UV, giữ protein cần thiết, kích thích sự sản xuất collagen, ngăn ngừa xuất hiện tình trạng nám và viêm da.
Cây Cam Sành – Citrus sinensis là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào.
Cam Sành – Citrus sinensis Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:
Các chất dinh dưỡng có trong quả Cam Sành – Citrus sinensis có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch một cách hiệu quả. Từ đó, hệ thống miễn dịch hoạt động ở trạng thái tốt, và giúp cơ thể có khả năng chống lại được với bệnh tật.
Cam Sành – Citrus sinensis Chống ung thư:
Trong quả Cam Sành – Citrus sinensis có hesperetin, naringin, là các chất thuộc nhóm flavonoid. Do vậy, có thể hỗ trợ trong việc làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, và chống lại các bệnh ung thư gan, vú, ruột kết.
Cam Sành – Citrus sinensis Tăng cường thị lực:
Với vitamin A và carotenoid có sẵn, quả Cam Sành – Citrus sinensis là loại quả có lợi đối với việc cải thiện sức khỏe của mắt. Bởi nó có tác dụng trong việc phục hồi mắt yếu, làm sáng mắt, cải thiện tình trạng ở phụ nữ bị thoái hóa điểm vàng. Đồng thời, nguy cơ mắc phải bệnh đục thủy tinh thể cũng có thể được giảm đi nhờ việc sử dụng quả Cam Sành – Citrus sinensis.
Những lợi ích khác từ quả Cam Sành – Citrus sinensis:
Đi kèm các tác dụng đã đề cập, quả Cam Sành – Citrus sinensis còn đem lại những lợi ích khác như giúp làm giảm huyết áp, cải thiện nồng độ cholesterol, kiểm soát đường huyết cho cơ thể, góp phần ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, giữ cho thận khỏe mạnh, hỗ trợ giảm cân, giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa rụng, bạc tóc sớm, …
Cây Cam Sành – Citrus sinensis thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày 0,5 – 1 m.
II. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Cam Sành – Citrus sinensis.
1. Kỹ thuật trồng cây Cma Sành – Citrus sinensis.
1.1. Chọn đất và chuẩn bị đất trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Cây Cam sành – Citrus sinensis khá dễ tính nên được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, và nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Từ Tây Nguyên cho đến trung du, vùng núi đều có thể trồng được. Chỉ cần đất pha thịt, thuộc tầng canh tác từ 0.5 đến 1m. Độ pH dao động từ 5 – 6.5 và lượng mưa phân bố chừng 1000 – 2000mm/ năm và phân bố đều là được.
Nếu trồng Cam Sành – Citrus sinensis ở vùng đất trũng thấp thì cần dào mương, làm luống. Còn trồng ở vùng cao thì cần đánh bồn để tiện việc tưới nước vào mùa khô và cả việc giữ nước.
Chuẩn bị đất trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Trước khi trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis phải cày bừa kỹ sạch gốc cây và cỏ dại, san phẳng đất, sau đó tiến hành đào hố trồng. Tuỳ từng loại giống khác nhau mà có khoảng cách, mật độ đào hố trồng khác nhau. Làm đất trước 15 ngày.
Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.
1.2. Thời vụ trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng Cam Sành – Citrus sinensis là mùa xuân (tháng 2 – 4) hoặc mùa thu (tháng 8 – 10). Nên trồng cây vào vụ Xuân (tháng 2 – 4) khi thời tiết đã ấm và có mưa ẩm.
Trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis đem lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế.
1.3. Tiêu chuẩn cây Cam Sành – Citrus sinensis giống:
Việc lựa chọn giống Cam Sành – Citrus sinensis quyết định rất nhiều đến năng suất, nhất là chất lượng quả sau này.
Hiện nay, để nhân giống Cam Sành – Citrus sinensis theo 2 phương pháp là: Chiết cành và ghép cành. Cây được chiết cành nhanh cho ra quả thu hoạch, nhưng nó lại có bộ rễ yếu và nhanh già cây. Giống cây ghép thì khỏe hơn, tuổi thọ cây được kéo dài, bộ rễ khỏe mạnh hơn.
Hiện nay, cây giống gốc ghép được các nhà vườn trồng chọn nhiều nhất. Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh.
1.4. Mật độ, khoảng cách, cách trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Khoảng cách giữa các cây 4 – 5 m (mật độ 400 – 625 cây/ha).
Đào hố cam theo đường đồng mức trên đất dốc, trên đất bằng bố trí hố so le giữa các hàng.
Bón lót cho cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Lượng phân bón cho cây Cam Sành – Citrus sinensis: 40 – 50 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân đạm urê.
1,0 – 2,0 kg supe lân + 0,1 kg phân kali và 0,5 – 1,0 kg vôi bột (nếu đất chua).
Cách trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Xé bỏ túi nilon bầu, đặt bầu cây Cam Sành – Citrus sinensis chính giữa hố nằm lọt vào hốc đã chuẩn bị, điều chỉnh cho cây đứng thẳng, mắt ghép quay về hướng gió chính, dùng đất nhỏ vun vào xung quanh bầu, dùng tay ấn nhẹ đất để đất tiếp xúc với rễ cây.
Dùng cỏ, rác, rơm, rạ tủ kín xung quanh gốc để giữ ẩm dày 10 – 15 cm, cách gốc 15 – 20 cm. Dùng que nhỏ, cứng cắm xiên 45 độ để cố định cây trong đất.
Sau 1 tháng kiểm tra nếu thấy cây Cam Sành – Citrus sinensis chết phải trồng dặm để đảm bảo mật độ.
Quả Cam Sành – Citrus sinensis có dạng hình cầu hơi dẹp.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây Cam Sành – Citrus sinensis.
2.1. Làm cỏ và tủ gốc cho cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Làm cỏ cho cây Cam Sành – Citrus sinensis: Muốn hạn chế cỏ dại bao quanh gốc, thì bạn cần phủ rơm rạ, hoặc phân xanh, cỏ ở dưới gốc. Sau mỗi cơn mưa bà con cần xới phá váng và xáo quả sạch xung quanh gốc cây Cam Sành – Citrus sinensis. Vào tầm tháng 1, 2 hay 8, 9 thì cần thường xuyên làm cỏ cho cây. Xới thật sạch toàn bộ diện tích trồng mỗi vụ 1 lần. Và đảm bảo 1 năm xới gốc 2-3 lần.
Tủ gốc cho cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Mục đích: Tránh thoát hơi nước, giữ ẩm cho Cây Cam Sành – Citrus sinensis mới trồng tránh nhiệt độ cao ảnh hưởng đến rễ.
Che phủ bằng nilon: Đây là biện pháp có nhiều ưu điểm nếu có điều kiện thì dùng biện pháp này là tốt nhất. Vì dùng biện pháp này vừa hạn chế được cỏ dại, giữ ẩm cho đất. Biện pháp này tiến hành sau khi làm đất xong, trước khi trồng. Dùng các tấm nilon có màu sẫm, che phủ trên hàng cam đục các lỗ nơi vị trí trồng cây Cam Sành – Citrus sinensis theo mật độ khoảng cách đã định sẵn.
Sau trồng xong để giữ ẩm cho đất, tránh nắng chiếu trực diện vào gốc Cam Sành – Citrus sinensis. Tủ gốc giữ ẩm thường bằng rơm rạ khô, cỏ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng đáng kể.
2.2. Tưới nước cho cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Nước rất cần cho sinh trưởng và phát triển của cây Cam Sành – Citrus sinensis nhất là các giai đoạn ra hoa, kết quả và quả phát triển. Do đó giai đoạn này nếu khô hạn, thiếu nước thì phải tưới kịp thời.
Khi cây Cam Sành – Citrus sinensis còn nhỏ nên tưới nước thường xuyên, nhất là mùa nắng. Lưu ý sau khi trồng tránh tưới nước trực tiếp vào gốc cây con vì dễ làm đất mềm, độ bám đất của rễ kém cây sinh trưởng kém. Khi cây đã trưởng thành việc tưới nước có thể kết hợp với việc điều khiển cây ra hoa.
Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng Cam Sành – Citrus sinensis là mùa xuân hoặc mùa thu.
2.3. Cắt tỉa, tạo tán cho cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Khi cây Cam Sành – Citrus sinensis cao 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra các càch cấp 1 cách vị trí ghép 25 – 30 cm. Mỗi cây để 3 – 4 càch cấp 1, phân bố đều ra các phía, tạo với thân chính 60 – 90 độ, cách nhau 30 – 40 cm. Các cành khác trên thân chính đều cắt bỏ.
Trên mỗi cành cấp 1 để 2 – 3 cành cấp 2 cách nhau 30 – 40 cm, cành cấp 2 đầu tiên để cách chỗ phân cành cấp 1: 40 – 50 cm, cành cấp 2 để 4 – 6 cành cấp 3, đây là cấp cành sẽ tạo ra cành mẹ để sinh ra cành quả hàng năm.
Thường xuyên tỉa bỏ các cành trong tán: cành tăm hương, cành vượt, cành la, cành bị bệnh để tán cây luôn thông thoáng.
2.4. Bón phân cho cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Giai đoạn kiến thiết cơ bản (sau trồng 1 – 3 năm).
Giai đoạn này cần bón nhiều lần trong năm để cây Cam Sành – Citrus sinensis ra được nhiều đợt lộc, tạo khung tán cho cây.
Lượng phân bón: (cho 1 cây): 30 – 50 kg phân hữu cơ + 0,5 – 0,8 kg phân đạm urê + 0,8 – 1,2 kg phân supe lân + 0,3 – 0,4 kg phân kali + 0,5 – 1,0 kg vôi bột.
Thời kỳ bón và lượng phân bón: bón 4 lần/năm.
Lần 1: Tháng 2 với lượng: 40% phân đạm + 40% phân kali.
Lần 2: Tháng 5 với lượng: 30% phân đạm + 30% phân kali.
Lần 3: Tháng 8 với lượng: 30% phân đạm + 30% phân kali.
Lần 4: Tháng 11 với lượng 30 – 50 kg phân hữu cơ/cây + 0,8 – 1,2 kg phân lân + 0,5 – 1,0 kg vôi.
Giai đoạn kinh doanh:
Đối với cây Cam Sành – Citrus sinensis thâm canh từ năm thứ 4 cần căn cứ vào sản lượng dự kiến thu hoạch.
Khi cây Cam Sành – Citrus sinensis còn nhỏ nên tưới nước thường xuyên.
Lượng phân bón | Năng suất cây cam (kg/cây) | |||||
20 | 40 | 60 | 90 | 120 | 150 | |
Urê (g/cây) | 650 | 1.100 | 1.300 | 1.750 | 2.200 | 2.600 |
Lân supe (g/cây) | 830 | 1.400 | 1.700 | 2.250 | 2.800 | 3.350 |
Kali clorua (g/cây) | 375 | 625 | 750 | 1.000 | 1.250 | 1.500 |
Phân hữu cơ (g/cây) | 40 | 50 | 60 | 80 | 100 | 120 |
Thời kỳ bón: Bón phân trong thời kỳ cây Cam Sành – Citrus sinensis cho quả được chia làm 3 lần chính: bón sau thu hoạch quả, bón trước khi ra hoa và bón trong thời gian quả lớn. Lần bón thứ 3 có thể được chia thành 2 – 4 lần nhỏ, tùy điều kiện từng nơi.
Bón sau thu hoạch: toàn bộ phân hữu cơ + 10% phân đạm + 100% phân lân và 20% phân kali.
Bón vụ Xuân (trước và sau lộc Xuân xuất hiện): bón 30% phân đạm và 30% phân kali.
Bón thời kỳ quả lớn (chia làm 2 – 4 lần): bón 50% phân đạm và 50% phân kali.
Cách bón: Phân đạm, kali: rạch rãnh xung quanh tán cây Cam Sành – Citrus sinensis sâu 3 – 5 cm, bón phân, lấp đất. Phân hữu cơ, lân trộn đều, đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 -25 cm, bón phân, lấp đất.
2.5. Xử lý cây Cam Sành – Citrus sinensis ra hoa:
Cây thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, lợi dụng đặc tính này, tạo khô hạn giả bằng cách rút nước trong mương và ngưng tưới nước một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.
Cách xử lý cây Cam Sành – Citrus sinensis ra hoa:
Bước 1: Tỉa và cắt cành sâu bệnh, Bón 30 – 50 kg vôi bột, 40 kg phân NPK (16 – 16 – 8), 15 kg phân urê/1.000 m² để cây Cam Sành – Citrus sinensis ra chồi non đồng loạt. Khi cây bắt đầu ra chồi non, sử dụng thuốc ngừa rầy chổng cánh.
Bước 2: Bón 50 – 100 kg lân/1,000m² để tạo mầm hoa. Sau khi bón phân 15 ngày, thường xuyên theo dõi, nếu thấy chồi già có hiện tượng ướm chồi non ra hoa là đạt yêu cầu. Nếu chồi non nhiều, nên dùng thuốc MKP phun xịt ức chế. Tháng 6 – 7 (âm lịch), có nắng hạn nên siết nước khoảng 2 – 4 tuần.
Bước 3: Tưới nước trở lại cho cây ra chổi và hoa. Khi cây ra chồi non, ra hoa, bón 20 kg urê, 20 kg NPK (20 – 20 – 15)/1.000m². Sau khi bón phân khoảng 1 tuần, dùng thuốc phun để kích thích hoa ra đồng loạt hơn. Khoảng 5 – 6 ngày sau khi phun xịt, chồi non đã nhú đều, tiến hành phun ngừa bệnh ghẻ lá, ghẻ trái.
Cam Sành – Citrus sinensis cũng có tác dụng trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bước 4: Khi trái Cam Sành – Citrus sinensis bằng hạt đậu xanh, phun thuốc phòng ngừa bệnh da lu, da cám, ghẻ trái; sau 20 – 30 ngày đậu trái nên phun thuốc lần ba. Để kéo dài tuổi thọ của cây, khi trái Cam Sành – Citrus sinensis to bằng đầu ngón tay nên tỉa bỏ bớt trái. Khi trái được 120 ngày tuổi nên tỉa bớt trái lần hai. Khi trái được 6 – 7 tháng tuổi, tiến hành tỉa trái lẫn ba.
2.6. Chăm sóc Cây Cam Sành – Citrus sinensis sau thu hoạch:
Cây Cam Sành – Citrus sinensis sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.
Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…
Quét vôi vào gốc cây Cam Sành – Citrus sinensis ngăn sự cư trú của sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.
3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây Cam Sành – Citrus sinensis:
3.1. Sâu hại cây Cam Sành – Citrus sinensis:
Sâu vẽ bùa (Phyllosnis Citrella): Sâu non đục vào lá cây Cam Sành – Citrus sinensis gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây lên.
Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non. Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.
Năng suất trung bình (trên 30kg/cây/năm, cây khoảng từ 5 năm tuổi).
Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori): Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9.
Đặc điểm gây hại: Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
Phòng trừ: Bắt diệt sâu trưởng thành (xén tóc).
Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non.
Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây Cam Sành – Citrus sinensis để diệt trứng.
Bơm các loại thuốc xông hơi như Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
Chú ý: Sâu đục thân đục cành cây Cam Sành – Citrus sinensis thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vở ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11- 12 thường dùng vôi quét vào gốc cây sẽ có tác dụng làm nấp những kẽ nứt ở vỏ cây không cho sâu có chỗ đẻ trứng và tiêu diệt (làm bị ung những trứng sâu đã đẻ trong kẽ nứt).
Nhện đỏ (Paratetranychus Citri): Phát sinh quanh năm hại lá chính, chủ yếu vào vụ đông xuân.
Nhện đỏ rất nhỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá cây Cam Sành – Citrus sinensis, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn thấy những vùng tròn bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện, hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây Cam Sành – Citrus sinensis hoặc vườn cam gần nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại.
Nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus): Phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.
Phòng trừ: Để chống nhện trắng và nhện đỏ, dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (tức 10- 20 ml thuốc/10 lít nước), hoặc dùng thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% để phun. Nếu không có 2 loại thuốc trên thì dùng Kentan (thuốc vẫn dùng cho chè) pha nồng độ 1- 2/1000. Cần phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây Cam Sành – Citrus sinensis đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.
Rệp cam: Chủ yếu hại các lá non cành non. Lá bị xoán rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.
Rệp sáp: Trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Cây Cam Sành – Citrus sinensis ở gần ruộng mía thường hay bị rệp từ mía lan sang.
Phòng trừ: Dùng Trebon, Sherpa pha với nồng đọ 1- 2/1000 phun 1- 2 lần vào thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn điều trị có hiệu quả cần pha thêm một ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuôc dễ thấm.
Ruồi vàng hại quả: Ruồi trưởng thành đẻ trứng vào vỏ quả, sâu non nở thành dòi đục vào trong quả Cam Sành – Citrus sinensis làm thối quả. Khi trứng chưa nở ngoài vỏ quả cam chỉ thấy một vết châm rất nhỏ, nhưng khi trứng nở thành dòi vết châm bị thâm nâu và lan rộng, ấn tay vào thấy nước cam phòi ra, bên trong quả đã rất nhiêu dòi.
Phòng trừ: Dùng bả gồm Methyl Eugenol 90 – 95% + 5 –10% Nalet. 2ml cho một bả, mỗi bả dùng cho 50 cây, đánh liên tục 10 – 12 lần trong mùa quả chín. Phun Sherpa, Trebon 1 – 2/1000 cho vườn cây 3 – 4 lần, cách nhau 5 – 7 ngày.
Trong quả Cam Sành – Citrus sinensis có chất xơ, điều này tốt cho đường ruột.
3.2. Bệnh hại cây Cam Sành – Citrus sinensis:
3.2.1. Các bệnh do nấm:
Bệnh loét cam (Xanthomonas Citri) và bệnh sẹo (Ensinoe Faucetti Jenk): Gây hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây Cam Sành – Citrus sinensis mới trồng 1-3 năm.
Trên lá thấy xuất hiện các bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dầy đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ nở có màu vàng hoặc màu nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết.
Phòng trừ: Trị bệnh loét sẹo bằng cách phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000.
Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citropthora): Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây Cam Sành – Citrus sinensis cách mặt đất từ 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây Cam Sành – Citrus sinensis bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra ở phần gỗ bị hại có màu xám và có thể nhìn thấy sợi nâu hoặc đen chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng lớp vỏ bị hại sẽ thối rữa và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong lớp vỏ hoá đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại cây sẽ bị chết ngay, còn bị hại một phần thì lá bị vàng cây sinh trưởng kém. Bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Những địa hình thoát nước kém cây dễ bị bệnh chảy gôm.
Phòng trừ: Dùng thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây Cam Sành – Citrus sinensis và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể đào lên loại bỏ rễ thối và xử lý thuốc. Ngoài ra có thể dùng thuốc Aliette hoặc thuốc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.
3.2.2. Các bệnh do virus:
Bệnh greening: Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á.
Triệu chứng trên cây Cam Sành – Citrus sinensis nhỏ:
Cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. Lá biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh.
Triệu chứng trên cây Cam Sành – Citrus sinensis lớn:
Cũng giống như cây Cam Sành – Citrus sinensis nhỏ nhưng chỉ xuất hiện trên một vài lá, một vài cành, bị nặng thì mới xuất hiên trên toàn cây.
Bệnh lây truyền qua chiết ghép và môi giới truyền bệnh phòng trừ bệnh greening cũng như nhiều bệnh vi rút khác cần tiến hành theo 2 hướng: Giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên và dùng cây Cam Sành – Citrus sinensis giống sạch bệnh.
Bệnh Tristera: Triệu chứng giống như bệnh Greening, nhưng phần bị bệnh phá hại là gốc cây Cam Sành – Citrus sinensis, cho nên khi cây bị bệnh thì toàn bộ lá trên cây Cam Sành – Citrus sinensis đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm. Chỉ khác bệnh chảy gôm là lá cây bị bệnh tristeza chuyển màu vàng gần trong và bị biến dạng, sinh cành, còn cây bị bệnh chảy gôm thì lá chỉ bị vàng và không bị biến dạng.
Gốc cây Cam Sành – Citrus sinensis bị bệnh, có thể bị những vết lõm, vỏ chỗ vết lõm bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây bị bệnh Tristeza chết rất nhanh, từ khi phát hiện thấy vàng lá chỉ trong vòng vài tuần hoặc một tháng cây có thể chết.
Lịch phát sinh sâu bệnh hại thường thay đổi tuỳ thuộc vào điệu kiện cụ thể của từng năm. Cần theo dõi thường xuyện diễn biến sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
4. Thu hoạch và bảo quản Cam Sành – Citrus sinensis:
Tiến hành thu hoạch thu hoạch Cam Sành – Citrus sinensis khi vỏ cam chuyển từ màu xanh sang màu vàng khoảng 20-30% diện tích quả. Nên tiến hành thu hái quả vào ngày nắng ráo, sử dụng kéo cắt hạn chế gãy rụng cành cây Cam Sành – Citrus sinensis.
Nên thu hái nhẹ nhàng tránh làm dập nát quả Cam Sành – Citrus sinensis. Quả sau khi thu hoạch phải được cho vào thùng giấy hoặc xốp để vận chuyển để đảm bảo quả không bị hỏng cơ học. Sau đó lau khô vỏ quả rồi tiền hành bảo quản.
- THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hỗ trợ kỹ thuật: | 0971 456 599 | Email: thegioicaycanh.kythuat@gmail.com |
Hỗ trợ kinh doanh: | 0979 213 839 | Email: thegioicaycanh.kinhdoanh@gmail.com |
Hỗ trợ chăm sóc: | 0915 213 839 | Email: thegioicaycanh.cskh@gmail.com |
- Cách chăm sóc cây cam, Cách chăm sóc cây cam sành, Cây ăn quả, Cây ăn trái, Cây cam, Cây cam sành, Đặc điểm của cây cam, Đặc điểm của cây cam sành, Kỹ thuật trồng cây cam, Kỹ thuật trồng cây cam sành

Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn thiết kế
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn bác sĩ cây
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn chăm sóc
Lorem Ipsum is simply