Cây Cam Vinh
- Mã SP 15780
-
Cây Cam Vinh – Citrus sinensis thuộc loại cây thân gỗ mọc xòe, thẳng đứng, cao từ 2 – 3m có nhiều cành to vươn ra, tán lá rộng xum xuê.
Lá của cây Cam Vinh – Citrus sinensis cam có hình giống như trái trứng, dài khoảng 5 – 10cm, màu xanh đậm.
Hoa của cây Cam Vinh – Citrus sinensis có màu trắng, thường mọc đơn hoặc thành chùm. Khi nở hoa có mùi hương thơm nhẹ.
Quả cam Vinh – Citrus sinensis tròn đều, mọng nước, màu vàng xanh. Khi chín trái có màu vàng sẫm nhìn rất bắt mắt.
- Liên hệ tư vấn miễn phí: (+84) 366 666 185
Chúng tôi cam kết
Hàng chính hãng
Cam kết 100% chất lượng
Đổi trả trong 30 ngày
Cam kết đổi trả
Hỗ trợ vận chuyển
Theo chính sách
Cây Cam Vinh

Cây Cam Vinh – Citrus sinensis
Nguồn gốc, đặc điểm, lợi ích, Phân Loại, Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
Cây Cam Vinh – Citrus sinensis là một loại cây trồng quan trọng trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Cây Cam vinh – Citrus sinensis thuộc họ cam, với trái có màu vàng hoặc vàng cam và vị ngọt đặc trưng. Với ưu điểm giống Cam Vinh – Citrus sinensis không kén đất, cây sinh trưởng phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, cây cam vinh cho năng suất cao, quả có vị ngọt, mùi thơm thanh nhẹ, ít hạt, mọng nước. Có thể nói cây cam Vinh là cây cam dễ trồng nhất trong các loại cam.
Cây Cam Vinh có tên khoa học là Citrus sinensis.
I. Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
1. Nguồn gốc của cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
Những trái cam mang thương hiệu Cam Vinh – Citrus sinensis ở Nghĩa Đàn là giống cam Xã Đoài , có nguồn gốc từ châu Phi, được mang đến trồng đầu tiên ở làng Xã Đoài (Nghi Diên, Nghi Lộc) vào khoảng đầu thế kỷ 19. Cam Xã Đoài được trồng và phát triển trên mảnh đất Nghĩa Đàn từ mấy chục năm nay.
2. Đặc điểm của cây cam Vinh – Citrus sinensis.
2.1. Đặc điểm hình thái của cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
Đặc điểm của cây Cam Vinh – Citrus sinensis là giống cây thân gỗ ăn quả lâu năm, có quả khi chín vàng ăn ngọt, mùi rất thơm. Đặc biệt, khi bóc vỏ cam nước trái dính vào tay sau khi khô sẽ để lại chất kết dính rất đặc biệt. Cũng giống như những loại cây ăn quả khác, giống cam đặc sản này nổi bật với những đặc điểm hình thái sau:
Cây Cam Vinh – Citrus sinensis có nguồn gốc từ Châu Phi.
Phần thân: Cây Cam Vinh – Citrus sinensis thuộc loại cây thân gỗ mọc xòe, thẳng đứng, cao từ 2 – 3m có nhiều cành to vươn ra, tán lá rộng xum xuê.
Phần lá: Lá của cây Cam Vinh – Citrus sinensis cam có hình giống như trái trứng, dài khoảng 5 – 10cm, màu xanh đậm.
Phần hoa: Hoa của cây Cam Vinh – Citrus sinensis có màu trắng, thường mọc đơn hoặc thành chùm. Khi nở hoa có mùi hương thơm nhẹ.
Phần quả: Quả cam Vinh – Citrus sinensis tròn đều, mọng nước, màu vàng xanh. Khi chín trái có màu vàng sẫm nhìn rất bắt mắt.
Hoa của cây Cam Vinh – Citrus sinensis có màu trắng, thường mọc đơn hoặc thành chùm.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
Nhiệt độ: Cây Cam Vinh – Citrus sinensis thích ứng với nhiệt độ từ 12 – 39 độ C, thậm chí có thể chịu được mức nhiệt lên đến 48 độ C. Nếu dưới – 8 độ C, cây sẽ chết. Tuy nhiên, mức nhiệt lý tưởng nhất để trồng và chăm sóc cây cam Vinh là từ 23 – 39 độ C.
Lượng mưa: Cây Cam Vinh – Citrus sinensis có thể trồng ở khu vực có lượng mưa từ 1.250 – 1850mm/năm. Cây không thể chịu úng.
Độ ẩm: Độ ẩm lý tưởng từ 70 – 80%.
Đất đai: Tầng đất canh tác, dày ít nhất từ 0,6 – 1m. Đất tơi xốp, đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, thông thoáng, dễ thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Đặc biệt, đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng cây sẽ phát triển tốt. Độ pH của đất từ 5,5 – 6, độ dốc từ 3 – 8 độ. Với các vùng đất có độ pH từ 4,0 – 8,5 muốn trồng cam Vinh, bà con cần cải tạo đất, bón vôi.
Ánh sáng: Giống Cam Vinh – Citrus sinensis ưa ít nắng, thời gian hấp thụ ánh sáng trong ngày từ 4 – 5 giờ.
Cây Cam Vinh – Citrus sinensis là giống cây thân gỗ ăn quả lâu năm.
3. Giá trị dinh dưỡng của Cam Vinh – Citrus sinensis.
Hàm lượng dinh dưỡng trong quả Cam Vinh – Citrus sinensis rất lớn, trong mỗi một trái cam chứa rất nhiều: Vitamin C, Alcohols, Canxi, Aldehydes, Kali, Axit citric, Phốt pho và Beta – carotene cùng nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe.
Khi ăn trái Cam Vinh – Citrus sinensis thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường thể lực, phòng chống ung thư, …
II. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
1. Kỹ thuật trồng cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
1.1. Phân Loại cây Cam Vinh – Citrus sinensis.
Hiện nay, trên thị trường dòng Cam Vinh – Citrus sinensis có 4 loại phổ biến là cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Valencia và cam Sông con. Đây là những giống cam nổi tiếng được trồng ở Vinh và lan rộng sang nhiều tỉnh thành khác. Sau đây là những đặc điểm tiêu biểu của 4 loại quả này:
Cam Xã Đoài: Giống cam tiến vua đã quá nổi tiếng với thương hiệu cam Xã Đoài, nơi đây chính là vùng đầu tiên được nhân giống và trồng trái cam tại Việt Nam. Khi ăn trái có vị ngọt, ăn giòn, mùi thơm, mọng nước ít xơ và bã. Nếu bạn có dịp đến với làng Xã Đoài vào tháng 10 âm cho đến tháng 12 âm thì đừng quên mua một ít trái cam về làm quà cho người thân, bạn bè nhé.
Lá của cây Cam Vinh – Citrus sinensis cam có hình giống như trái trứng, dài khoảng 5 – 10cm.
Cam Vân Du: Cam Vân Du là giống cây cam chanh, được du nhập vào nước ta từ năm 1940. Nhờ mang lại nhiều giá trị cao về kinh tế hiện nay cây được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta. Quả có hình tròn hoặc ovan, vỏ dày, khi ăn ngọt, giòn, mọng nước và nhiều hạt.
Cam Valencia: Cam Valencia có nguồn gốc ở Santa Ana thuộc bang California của Hoa Kỳ. Dòng cam này được trồng với mục đích chính là sản xuất nước cam. Nhờ màu sắc bắt mắt và hương vị tuyệt vời của trái mà hiện nay cam Valencia cung cấp một lượng lớn nước ngọt cho thị trường thế giới. Thời điểm thu hoạch trái khá muộn, diễn ra từ cuối tháng 12 cho đến cuối tháng 2 âm lịch.
Cam Sông con: Được tạo ra bởi phương pháp chọn lọc từ một giống cam nhập nội. Cây sinh trưởng rất tốt, cành ngắn và phân thành rất nhiều cành. Trái cam Sông con hình cầu, nặng khoảng 200 – 220gram, ít hạt, vỏ mỏng khi ăn vị ngọt đậm, mọng nước.
Quả cam Vinh – Citrus sinensis tròn đều, mọng nước, màu vàng xanh.
1.2. Chọn giống cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Chọn cây Cam Vinh – Citrus sinensis giống sạch bệnh, xanh tốt, không bị dập, hỏng lá.
Nếu lựa chọn cây Cam Vinh – Citrus sinensis ghép thì đường kính của cây cách vị trí ghép 3cm nên lớn hơn 0,5cm, cây có chiều cao trên 80cm.
Nếu chọn cây Cam Vinh – Citrus sinensis chiết cành, đường kính phần thân lớn nên từ 0,8 – 1cm đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
1.3. Thời vụ và mật độ trồng cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Thời vụ: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng Cam Vinh – Citrus sinensis là mùa xuân (Tháng 2 – 4) hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.
Mật độ: Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m.
Cây Cam Vinh – Citrus sinensis không kén đất, cây sinh trưởng phát triển nhanh.
1.4. Đào hố và làm đất trồng cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố để trồng cây Cam Vinh – Citrus sinensis cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.
1.5. Bón lót cho cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Cây Cam Vinh – Citrus sinensis thích ứng với nhiệt độ từ 12 – 39 độ C.
2.1. Làm cỏ cho cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Cỏ xung quanh gốc cây Cam Vinh – Citrus sinensis cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
2.2. Tưới nước cho cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Sau khi trồng cây Cam Vinh – Citrus sinensis nên tưới nước 2-3 lần để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.
2.3. Tỉa cành tạo tán cho cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II… Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo). Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.
Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng Cam Vinh – Citrus sinensis là mùa xuân.
2.4. Bón phân cho cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây Cam Vinh – Citrus sinensis bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học.
Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.
2.5. Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Cam Vinh – Citrus sinensis:
Sâu vẽ bùa: Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm). Khi xuất hiện sâu thì dùng 1 trong 2 loại thuốc trên nhưng + dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Phun ướt hết mặt lá.
Hàm lượng dinh dưỡng trong quả Cam Vinh – Citrus sinensis rất lớn.
Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc, phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
Nhện đỏ: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.
Bệnh loét cam quýt và bệnh sẹo: Phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000.
Bệnh chảy gôm: Dùng thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Ngoài ra có thể dùng Aliette hoặc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.
Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng): Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á. Triệu chứng thường thấy là cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi, vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.
Cây Cam vinh – Citrus sinensis thuộc họ cam.
Bệnh Tristeza: Bệnh phá hại là gốc cây, làm cho toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm nhưng lá cây chỉ bị vàng và không biến dạng. Gốc có thể bị những vết lõm, vỏ bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây chết rất nhanh chỉ trong vòng vài tuần hoặc 1 tháng sau khi thấy vàng lá.
2.6. Thu hoạch và bảo quản Cam Vinh – Citrus sinensis:
Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.
Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.
- THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hỗ trợ kỹ thuật: | 0971 456 599 | Email: thegioicaycanh.kythuat@gmail.com |
Hỗ trợ kinh doanh: | 0979 213 839 | Email: thegioicaycanh.kinhdoanh@gmail.com |
Hỗ trợ chăm sóc: | 0915 213 839 | Email: thegioicaycanh.cskh@gmail.com |
- Cách chăm sóc cây cam vinh, Cây ăn quả, Cây ăn trái, Cây cam, Cây cam vinh, Đặc điểm của cây cam vinh, Kỹ thuật chăm sóc cây cam vinh, Kỹ thuật trồng cây cam vinh

Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn thiết kế
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn bác sĩ cây
Lorem Ipsum is simply

Tư vấn chăm sóc
Lorem Ipsum is simply