Cây Hoa Cúc Vàng
- Mã SP 15495
-
Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum là loại cây thân thảo nhỏ, chiều cao trung bình của cây là từ 50 – 90cm, màu xanh ở thân non, thân già sẽ có màu nâu tía, có lớp lông ngắn nằm áp thân. Thân có nhiều đốt giòn, dễ gãy, có ống tiết nhựa (mủ) màu trắng. Cây phân cành nhánh nhiều, các nhánh móc ra từ các nách lá già.
- Liên hệ tư vấn miễn phí: (+84) 366 666 185
Chúng tôi cam kết
Hàng chính hãng
Cam kết 100% chất lượng
Đổi trả trong 30 ngày
Cam kết đổi trả
Hỗ trợ vận chuyển
Theo chính sách
Cây Hoa Cúc Vàng
Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum
Mô tả, đặc điểm, phân loại, công dụng, ý nghĩa, kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Không chỉ là loài hoa đẹp cây hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum còn có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa, tín ngưỡng và phong thủy của người Việt từ ngàn năm nay. Cây có sắc hoa vàng rực rỡ như ánh mặt trời, là biểu tượng của hạnh phúc, ấm áp và đoàn viên.
Cây Hoa Cúc Vàng có tên khoa học là Chrysanthemum indicim L.
I. Mô tả và đặc điểm của cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
1. Tên thường gọi: Cúc vàng, Hoàng Cúc, Kim Cúc, …
2. Tên tiếng Anh: Indian Chrysanthemum.
3. Tên khoa học: Chrysanthemum indicim L.
4. Thuộc họ thực vật: Asteraceae – họ Cúc.
5. Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum có nguồn gốc và nơi được phân bố: Cây có nguồn gốc từ một loài cúc dại mọc ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, cây được du nhập từ thế kỷ XV. Đến nay, nó đã trồng rộng khắp các tỉnh thành nước ta, từ Bắc vào Nam.
6. Đặc điểm của cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
6.1. Đặc điểm hình thái của cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum là loại cây thân thảo nhỏ.
Dưới đây là những mô tả chi tiết về hình thái bên ngoài của cây giúp bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt nó với các loại hoa khác.
Thân cây: Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum là loại cây thân thảo nhỏ, chiều cao trung bình của cây là từ 50 – 90cm, màu xanh ở thân non, thân già sẽ có màu nâu tía, có lớp lông ngắn nằm áp thân. Thân có nhiều đốt giòn, dễ gãy, có ống tiết nhựa (mủ) màu trắng. Cây phân cành nhánh nhiều, các nhánh móc ra từ các nách lá già.
Lá cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum: Lá cây có hình trứng hoặc hình tròn dài, đỉnh nhọn, bản lá xẻ thùy lông chim (chia thành 3 – 5 thùy) với độ nông – sâu tùy thuộc vào giống cây. Phiến lá có màu xanh đậm, mọc so le với nhau, mép lá có răng cưa. Mặt trên thường nhẵn, còn mặt dưới phiến lá có lớp lông tơ mỏng. Cây thường có 30 – 50 lá trong một kỳ sinh trưởng.
Hoa của cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum: Cây cho hoa quanh năm, nhưng rộ nhất là mùa Thu. Hoa có màu vàng đặc trưng và mọc tập trung ở đỉnh cành.
Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum có 2 dạng là đơn tính và lưỡng tính. Hoa đơn tính thường sẽ chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái. Hoa lưỡng tính sẽ có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
Cuống hoa phân nhánh tạo nên nhiều bông, mỗi bông có đường kính từ 3 – 7cm. Dựa theo sắp xếp cánh hoa chúng ta sẽ có loại hoa cúc vàng kép (một bông có nhiều vòng hoa) và hoa đơn (chỉ có 1 vòng hoa trên bông). Cánh hoa có hình bầu dục.
Hạt của cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum: Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum có kết quả, bên trong quả có chứa một hạt, có phôi nhưng không có nội nhũ. Hạt có khả năng tái sinh tốt, dễ nhân giống.
6.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Cúc Hoa Vàng là loại thực vật ưa khí hậu mát mẻ, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cây ưa sáng nhưng không chịu được nắng nóng gay gắt, khả năng chịu lạnh khá tốt.
Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum cho hoa quanh năm, nhưng rộ nhất là mùa Thu.
II. Các loại Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum phổ biến.
Tìm hiểu sơ lược loại hoa này chỉ có 2 loại: một loại bông to và một loại bông nhỏ. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn bạn sẽ thấy, cúc vàng có rất nhiều loại khác nữa. Tại Việt Nam thường trồng phổ biến các loại sau đây:
1. Cây Hoa Cúc vàng – Indian Chrysanthemum đại đóa.
Đây là loại cúc có bông to, khi nở giống như quả cầu màu vàng rực vô cùng xinh đẹp với hàng trăm cánh hoa xếp sát nhau. Hoa có mùi thơm thoang thoảng, rất khó để quan sát thấy phần nhụy bên trong.
2. Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum nhỏ.
Cánh hoa thon dài, khi nở xòe rộng ra để lộ phần nhụy màu xanh vàng ở giữa. Ở nhiều địa phương còn gọi nó là cúc Sao Băng, cúc Đồng Tiền, cúc Mặt Trời, …
3. Cây Hoa Cúc mai vàng – Indian Chrysanthemum.
Đây là loại Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum nhụy xanh, kích thước hoa khá lớn nhưng không nhiều cánh hoa như cúc đại đóa. Mỗi bông chỉ có khoảng 20 – 30 cánh hoa sắp xếp đều đặn xung quanh phần nhụy xanh. Loại này cực kỳ sai hoa, mỗi cây có thể cho từ 7 – 10 bông, nên dùng để trồng bồn hoa, trồng trong chậu thì cực kỳ đẹp.
4. Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum dại.
Loại cúc thân thảo sống lâu năm, thuộc hệ rễ chùm, loại này chính là cỏ xuyến chi vàng(hay còn gọi là Cúc Xuyến Chi). Kích thước hoa nhỏ, thuộc loại cánh đơn với một vòng cánh tỏa tròn rộng. Thân và lá có màu xanh bạc khá lạ mắt.
5. Cây Hoa Cúc Chi Vàng – Indian Chrysanthemum.
Loại này còn được gọi là Kim Cúc hay cúc tiến vua vì thời phong kiến nó thường được trồng để dâng lên vua làm dược liệu. Cây nở cực kỳ nhiều hoa, những bông hoa vàng rực rỡ có hình cầu tròn, đường kính khoảng 4 – 6cm.
6. Cây Hoa Cúc Lưới Vàng – Indian Chrysanthemum.
Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum này được người Việt dùng phổ biến trong thờ cúng. Cánh hoa của nó dài hơn các loại khác, hoa tỏa hình đĩa tròn rất đẹp.
Ngoài những cái tên kể trên chúng ta còn có nhiều loại khác như: cúc kim cương vàng, cúc indo vàng, cúc chùm vàng, cúc họa mi vàng, cúc vạn thọ, …
Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum là loại thực vật ưa khí hậu mát mẻ.
III. Công dụng và ý nghĩa của cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Vừa là cây hoa đẹp, cây phong thủy có giá trị tâm linh cao cả, cúc vàng còn vừa là cây dược liệu quý có công dụng tuyệt vời trong y học. Những công dụng cụ thể của nó là gì hãy cùng Thế Giới Cây Cảnh tìm hiểu kỹ hơn nha.
1. Công dụng của cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
1.1. Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum có công dụng trang trí.
Với sắc hoa rực rỡ cùng hình thức đẹp, thu hút, Cúc Hoa Vàng – Indian Chrysanthemum là một trong những cây cảnh trang trí tuyệt vời. Bạn có thể trồng cây hoa cúc vàng trong chậu để trưng bày trước hiên nhà, ban công, sân thượng hay phòng khách, phòng thờ, … Hoặc có thể trồng thành bồn hoa trong sân vườn, công viên, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng hay vỉa hè các tuyến phố, dải phân cách, …
Đến mùa hoa nở, cả một khoảng trời được thắp sáng bởi sắc hoa vàng rực tựa ánh mặt trời. Chúng đem đến năng lượng tràn đầy, nguồn sinh khí dồi dào cho không gian sống của chúng ta.
1.2. Cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum có công dụng trong thờ cúng.
Trong những ngày giỗ chạp hay lễ Tết của người Việt, trên bàn thờ bao giờ cũng có một bình hoa cúc màu vàng. Loài hoa này được xem là biểu tượng của sự trường thọ, được dâng lên bàn thờ để bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với ông bà tổ tiên, những thế hệ đi trước.
1.3. Cây Hoa Cúc Vang – Indian Chrysanthemum có công dụng trong y học.
Trong Đông Y, cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum được xem là loại dược liệu tốt. Trong thành phần của cây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống kích ứng, chống viêm – vi khuẩn, giúp làm giảm ho, nghẹt mũi, giảm sưng viêm từ mụn, giúp làm đẹp da, …
Hoa của cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum còn được phơi hoặc sao khô để pha trà. Trà hoa cúc vàng có tác dụng thanh nhiệt, giúp sảng khoái tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời còn giúp bạn ngủ ngon hơn.
Trong Đông Y, cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum được xem là loại dược liệu tốt.
2. Ý nghĩa của cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
2.1. Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum có ý nghĩa gì trong phong thủy.
Ngoài tác dụng trang trí cây hoa này mang ý nghĩa sâu sắc về mặt phong thủy nên được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong những ngày Tết đến Xuân về. Người Việt ta xem hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, may mắn và được xếp vào bộ Tứ Quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” và “Mai – Lan – Cúc – Trúc”. Trong đó, hoa Cúc tượng trưng cho bức tranh mùa Thu.
Theo quan niệm phong thủy, ý nghĩa cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum tượng trưng cho hạnh phúc, sự sum vầy. Màu vàng rực rỡ tựa như ánh nắng mặt trời không chỉ mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi mà còn đại diện cho sự cao quý, vương giả và giàu sang. Mỗi dịp đầu năm mới, đặt chậu cúc hoa vàng trước nhà hay trong phòng khách để cầu mong tài lộc, sự giàu sang.
Sự tích về cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum tại Việt Nam gắn liền với câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ. Từ đó, hình ảnh bông hoa cúc màu vàng tươi trở thành biểu tượng cho lòng hiếu thảo, đạo làm con, bày tỏ sự biết ơn đến công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Ngoài dùng trong thờ cúng thì đây là một trong những loại cây trồng ở mộquen thuộc của các gia đình Việt.
Ý nghĩa cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum trong tình yêu là lời gửi gắm chân thành, tượng trưng cho lòng thủy chung son sắc. Như câu nói “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” có nghĩa là “Lá không bao giờ lìa cành, hoa chẳng bao giờ xuống đất”. Dù thân cành có khô héo thì lá và hoa vẫn gắn bó trên cây.
Mặt khác, trồng cây Cúc Hoa Vàng – Indian Chrysanthemum trước nhà giống như một chiếc bình phong ngăn chặn, xua đuổi tà ma mang đến những điều tốt đẹp nhất cho ngôi nhà.
Ý nghĩa cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum trong tình yêu là lời gửi gắm chân thành.
IV. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
1. Kỹ thuật trồng cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Hướng dẫn cặn kẽ từ khâu nhân giống cho đến chuẩn bị đất và trồng cây. Đây là kinh nghiêm được các chuyên gia của Thế Giới Cây Cảnh đúc kết từ nhiều năm ươm trồng.
1.1. Nhân giống cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Bạn có thể sở hữu cây giống chất lượng bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Cụ thể cách thực hiện như thế nào hãy theo dõi nội dung ngay sau đây:
1.1.1. Phương pháp gieo hạt: Trước hết bạn cần có hạt giống chuẩn, chắc mẩy, to đều, không có dấu hiệu bị côn trùng làm hại. Xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước sạch từ 7 – 10 tiếng (tốt nhất là ngâm bằng nước ấm từ 40 – 50 độ C).
Đất gieo hạt cần được làm tơi xốp, trộn thêm phân chuồng ủ hoai mục và tro trấu hoặc mùn dừa. Có thể trộn thêm nấm đối kháng Trichoderma để diệt nấm và vi khuẩn trong đất.
Bạn dùng que bằng đầu đũa tạo lỗ trống sau đó gieo hạt giống, lấp một lớp đất mỏng lên trên. Sau đó tưới nước bằng dụng cụ có vòi phun nhỏ. Khoảng 2 – 4 tuần hạt sẽ nảy mầm.
1.1.2. Phương pháp giâm cành: Chuẩn bị đất tương tự như cách gieo hạt. Thời gian giâm cành tốt nhất là vào mùa Xuân, thời tiết ấm và ẩm, cây sẽ không bị mất nước.
Cành giâm được chọn phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, chọn những cành bánh tẻ không quá non cũng không quá già. Cắt vát khoảng 30 – 45 độ để tăng diện tích tiếp xúc của cành. Dùng dao sắc để cắt, tránh làm dập nát cành giâm.
Nhúng gốc cành giâm qua dung dịch kích thích mọc rễ rồi cắm vào chậu/bầu đất hoặc luống đất đã chuẩn bị trước. Để cây ở nơi thoáng mát hoặc dung mái che, tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Tưới nước đều đặn, sau khoảng 2 – 4 tuần bạn sẽ có cây hoa cúc vàng giống chất lượng.
Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum có 2 dạng là đơn tính và lưỡng tính.
1.2. Chuẩn bị đất trồng cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Sử dụng đất thịt hoặc đất phù sa trộn đều với phân chuồng hoai mục (hoặc thay bằng phân hữu cơ), mụn dừa, trấu mục. Nếu trồng với số lượng ít bạn có thể mua đất trồng tại các cửa hàng bán cây cảnh.
1.3. Kỹ thuật trồng cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Để phục vụ mục đích làm cảnh, trang trí không gian cây hoa này thường được trồng trong chậu. Không chỉ tôn lên vẻ đẹp của nó mà còn giúp chúng ta dễ dàng di chuyển, thay đổi vị trí nếu muốn.
1.3.1. Cách trồng được tiến hành như sau:
Chọn chậu trồng có kích thước phù hợp, đẹp nhất vẫn là chậu tròn (đường kính khoảng 30 – 60cm). Nếu trồng trực tiếp ngoài đất bạn nên đào hố có kích thước phù hợp (độ rộng của hố lớn hơn bầu cây từ 15 – 25cm).
Cho đất vào chậu trồng, dùng dụng cụ xới đất rồi cấy từng cây vào chậu. Lấp đất và lèn chặt xung quanh gốc cây để hoa đứng thẳng.
Sau đó tưới nước cấp ẩm ngay.
2. Cách chăm sóc cây Cúc Hoa Vàng – Indian Chrysanthemum đơn giản.
Loại hoa này không cần chăm sóc nhiều nhưng các điều kiện cơ bản như nước, phân bón, dọn cỏ, phòng trừ sâu bệnh, … là không thể thiếu.
Theo quan niệm phong thủy, ý nghĩa cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum tượng trưng cho hạnh phúc.
2.1. Chế độ tưới nước cho cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Cúc vàng là cây ưa ẩm nên mỗi tuần bạn nên tưới từ 2 – 3 lần. Tùy theo điều kiện thời tiết mà tăng giảm lượng nước cho phù hợp. Nên tưới nước vào thời điểm buổi sáng hoặc chiều mát.
2.2. Chế độ bón phân cho cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Khi cây đã bén rễ và bắt đầu phát triển ổn định bạn nên chú ý các thời điểm bón phân, cung cấp dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt, nhanh cho hoa.
Lần 1: Sau khi cây đã bén rễ (khoảng 25 – 30 ngày sau khi trồng), hòa loãng phân NPK với nước để tưới cho cây. Kết hợp với bấm ngọn để cây cho hoa đều và đẹp.
Lần 2: Sau tưới phân lần 1 khoảng 10 ngày hòa đạm với nước để tưới.
Lần 3: Khoảng 25 ngày sau khi tưới đạm bón phân NPK (chú ý bón xa gốc để tránh làm xót cây).
Lần 4: Khoảng 40 ngày sau khi bón phân lần 3, dùng phân lân trộn cùng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ để bón cho cây.
2.3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum.
Nếu được chăm sóc tốt, làm sạch cỏ dại thường xuyên cây ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên, không phải không có. Cây hoa cúc vàng có thể bị bọ trĩ, nhện đỏ, rệp hại hoa cúc, ruồi đục lá, sâu xanh, sâu khoang tấn công. Để phòng trừ bạn cần vệ sinh sạch đất trước khi trồng, thường xuyên dọn cỏ dại, xử lý rác thải để tiêu diệt nơi ẩn nấp của sâu hại.
Ngoài tác dụng trang trí cây hoa này mang ý nghĩa sâu sắc về mặt phong thủy nên được nhiều người yêu thích.
Trong trường hợp cây đã bị sâu tấn công cần xử lý ngay. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc trừ sâu như: Oshin 100SL (trị bọ trĩ), Kobisuper 1SL (trị nhện đỏ), Comda 250EC, BioRepel 10DD (trị rệp), Plutel 0.9 EC, Aizabin WP, Thuricide HP (trị sâu hại hoa cúc), …
Ngoài ra, cây hoa này có thể bị một số bệnh hại như: bệnh rỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, bệnh mốc xám, bệnh héo vàng/héo xanh, bệnh phấn trắng, … Đó là lý do vì sao khi chuẩn bị đất trồng bạn nên trộn thêm Trichoderma sp để diệt nấm và vi khuẩn, tăng cường vi sinh vật có lợi cho đất.
Khi thấy cây có dấu hiệu bị bệnh cần phun thuốc ngay, có thể dùng: Tramy 2SL, Geno 2005 2SL, Vilusa 5.5SC, Basamid Granular 97 MG, Mancozeb, Tutola 2.0AS, …
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây Hoa Cúc Vàng – Indian Chrysanthemum. Các bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì hãy gọi ngay cho Thế Giới Cây Cảnh qua số điện thoại 0366 666 185 (Mr Thịnh) để được phục vụ tốt nhất!
- THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hỗ trợ kỹ thuật: | 0971 456 599 | Email: thegioicaycanh.kythuat@gmail.com |
Hỗ trợ kinh doanh: | 0979 213 839 | Email: thegioicaycanh.kinhdoanh@gmail.com |
Hỗ trợ chăm sóc: | 0915 213 839 | Email: thegioicaycanh.cskh@gmail.com |
- Cách chăm sóc cây hoa cúc vàng, Cây hoa cúc vàng, Cây trồng thảm, Đặc điểm của cây hoa cúc vàng, Kỹ thuật trồng cây hoa cúc vàng, Tác dụng của cây hoa cúc vàng, Ý nghĩa của cây hoa cúc vàng
Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn thiết kế
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn bác sĩ cây
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn chăm sóc
Lorem Ipsum is simply