Cây Lộc Vừng
- Giá bán 100.000 ₫ – 280.000 ₫
- Mã SP 14607
-
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.
- Liên hệ tư vấn miễn phí: (+84) 366 666 185
Chúng tôi cam kết
Hàng chính hãng
Cam kết 100% chất lượng
Đổi trả trong 30 ngày
Cam kết đổi trả
Hỗ trợ vận chuyển
Theo chính sách
Cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng – Barringtonia acutangula
Ý nghĩa, công dụng, kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây lộc vừng
1 Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula là gì?
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula là cây thân gỗ, chắc khỏe
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được nhiều người trồng trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.
2. Có bao nhiêu loại cây lộc vừng – Barringtonia acutangula và đặc điểm của cây
Hiện nay cây hoa lộc vừng – Barringtonia acutangula có nhiều chủng loại và đặc điểm khác nhau, ở Việt Nam có ba dạng thường thấy là lộc vừng đỏ, lộc vừng trắng và cây rau vừng.
2.1 Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula hoa đỏ
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula đỏ với những chùm hoa đỏ rực bắt mắt
Đây là loại thường được nhiều người chọn trồng nhất, cây có hoa màu đỏ quyến rũ và kèm theo hương hoa thoang thoảng. Loại này có nguồn gốc từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc Nam Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland. Tại Việt Nam do hoa có màu đỏ kèm theo cái tên may mắn nên được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trong nhà
2.2 Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula hoa trắng
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula hoa trắng xinh đẹp, hút ánh nhìn
Chủng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula này có hoa màu trắng, bắt mắt, hoa lộc vừng trắng nở từng chùm trắng nên thường được trồng với mục đích trang trí cảnh quan hay làm đẹp sân vườn.
2.3 Cây rau vừng
Cây rau vừng xuất hiện nhiều ở miền Nam
Là loại cây lộc vừng – Barringtonia acutangula thường trồng nhiều ở miền Nam tại các vùng đất ngập mặn hay dọc bờ biển. Cây thường được trồng để lấy bóng mát, tán lá cây xum xuê, đặc biệt là cây ra quả từ cành cây chứ không đơm quả bằng hoa.
3. Ý nghĩa của cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc. Bởi trong tên cây liên quan đến chữ Lộc nên sẽ mang nhiều tài lộc đến với gia chủ. Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa.
Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thơi, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.
4. Công dụng của cây lộc vừng – Barringtonia acutangula đối với sức khỏe
Ngoài ý nghĩa phong thủy hay làm đẹp mỹ quan, cây lộc vừng – Barringtonia acutangula cũng được xem là dược liệu quý giá nằm ở các bộ phận của cây với những công dụng đặc biệt với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả, thường dùng trong việc điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, ngoài ra còn có chức năng khác như:
Quả cây lộc vừng – Barringtonia acutangula được dùng trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng
Rễ cây lộc vừng – Barringtonia acutangula có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula không chỉ làm đẹp mà còn là dược liệu quý già
Hạt cây lộc vừng – Barringtonia acutangula có chứa tannin và một số dưỡng chất giá trị khác, được tây y dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm. Ngoài ra, nó còn trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt
Lá cây lộc vừng – Barringtonia acutangula là dược liệu trị bệnh trĩ hiệu quả
Vỏ cây lộc vừng – Barringtonia acutangula được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ
5. Kỹ thuật trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
5.1 Đất trồng Cây lộc vường – Barringtonia acutangula
Để trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula, đất phù hợp cần có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt. Đồng thời, việc bổ sung dinh dưỡng là quan trọng, có thể sử dụng phân hữu cơ đã qua xử lí như phân bò hoặc phân trùn quế.
5.2 Vật dụng trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Bạn có thể trồng trực tiếp cây lộc vừng – Barringtonia acutangula ra đất nếu sân vườn rộng. Ngoài ra có thể trồng trong chậu, tuy nhiên nên chọn chậu có kích thước lớn bởi bộ rễ của cây lộc vừng phát triển rất mạnh.
5.3 Chọn giống cây lộc vừng – Barringtonia acutangula để trồng
Để trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula bạn có thể trồng bằng cây giống con hoặc chiết cành, giâm cành.
5.4 Trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Nếu bạn muốn trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula ngoài vườn, hãy đào một hố đủ sâu để đặt cây vào. Còn nếu bạn muốn trồng trong chậu, hãy chọn một chậu có đáy sâu để cho rễ cây có không gian để phát triển. Đặt cây giống vào chậu và lấp đất xung quanh, sau đó tưới nước.
Lưu ý quan trọng: Khi trồng cây lộc vừng – Barringtonia acutangula, tránh trồng ngay tại lối chính hoặc giữa đường vào nhà, vì điều này có thể chặn đường tài lộc gia đình. Thay vào đó, tốt nhất là trồng cây lộc vừng bên phải hoặc bên trái ngôi nhà, nhằm thu hút tài lộc và tạo sự cân bằng.
6. Cách chăm sóc cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
6.1 Chế độ ánh sáng cho cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula là loại cây thích ánh sáng, do đó, khi trồng ngoài vườn, hãy đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng tự nhiên để có thể nở hoa hàng năm mà không cần kích thích.
6.2 Tưới nước cho cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula ưa ẩm trung bình, và hệ thống rễ của nó nhạy cảm với độ ẩm đất. Vì vậy, hãy tưới nước vừa phải để duy trì độ ẩm trong đất.
6.3 Bón phân cho cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula cần được bổ sung dinh dưỡng định kỳ. Trong giai đoạn mới trồng, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thay vào đó sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân gà, hoặc phân hữu cơ Bounce Back.
Hãy kết hợp việc sử dụng phân bón kích thích sự phát triển của rễ, giúp rễ cây mạnh mẽ và vững chắc. Cũng nên sử dụng các loại phân bón lá như Org Hum, Seasol, Acroot, vitamin B1, đạm cá, hoặc dịch chuối, định kỳ khoảng 15-20 ngày/lần.
Khi cây đã phát triển chồi mới mạnh mẽ, bạn có thể thay đổi sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao để nuôi dưỡng lá, ví dụ như NPK 30-10-10, 30-15-10 hoặc các loại phân bón NPK gốc như 20-20-15, 30-9-9, 16-16-8… Khi cây trưởng thành và bắt đầu có hoa, bạn cần bổ sung phân bón có hàm lượng lân và kali cao hơn như đầu trâu 701, 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30… định kỳ 10-15 ngày/lần để đảm bảo hoa đẹp, bền màu, không rụng và hoa kéo dài.
6.4 Phòng trừ Sâu bệnh cho cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Cây lộc vừng – Barringtonia acutangula thường bị tấn công bởi sâu đục thân, dấu hiệu là thân cây có nhiều lỗ nhỏ hình tròn. Để trị sâu đục thân trên cây lộc vừng, bạn có thể sử dụng phương pháp sau: Sử dụng ống xi lanh để bơm chế phẩm trừ sâu vào các lỗ đục trên thân cây, sau đó bịt kín bằng bông gòn hoặc vải vụn. Quá trình này nên được thực hiện liên tục trong khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 ngày.
Có một số loại chế phẩm trừ sâu đục thân mà bạn có thể sử dụng, như Radiant, bọ cạp Hà Nội, Cóc tía, hay Su35…
Ngoài ra, cây lộc vừng – Barringtonia acutangula cũng thường bị sâu ăn lá. Trong trường hợp chỉ có ít sâu, bạn có thể bắt sâu thủ công hoặc sử dụng các loại chế phẩm như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi… Tuy nhiên, nếu mật độ sâu cao, bạn cần sử dụng các loại chế phẩm như Randiant, Proclaim… để hiệu quả trị sâu tốt hơn.
7. Hướng dẫn cách kích thích ra hoa cho cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula
Hoa thường nở hai vụ trong năm vào tháng 7 và 11 âm lịch.
Để kích thích cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula ra hoa cần lưu ý các điều kiện sau:
7.1 Về chế độ ánh sáng cho cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Nếu trồng cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).
Trường hợp trồng cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên kết hợp bón phân hữu cơ như phân bò đã xử lí và phân DAP để cây sinh trưởng tốt.
7.2 Chọn thời điểm kích thích cây lộc vừng – Barringtonia acutangula ra hoa
Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.
Ví dụ: Để cành cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.
7.3 Lựa chọn cách kích thích cây lộc vừng – Barringtonia acutangula ra hoa
Cách 1: Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:
Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100gam KNO3 + 12ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.
Cách 2: Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây:
Khi cây Lộc vừng – Barringtonia acutangula sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày. Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.
- THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hỗ trợ kỹ thuật: | 0971 456 599 | Email: thegioicaycanh.kythuat@gmail.com |
Hỗ trợ kinh doanh: | 0979 213 839 | Email: thegioicaycanh.kinhdoanh@gmail.com |
Hỗ trợ chăm sóc: | 0915 213 839 | Email: thegioicaycanh.cskh@gmail.com |
- Cách Chăm Sóc Cây Lộc Vừng, Cây Cảnh, Cây Lộc Vừng, Đặc điểm của cây lộc vừng, Giá Của Cây Lộc Vừng, Kỹ Thuật Trồng Cây Lộc Vừng
Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn nghệ nhân
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn thiết kế
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn bác sĩ cây
Lorem Ipsum is simply
Tư vấn chăm sóc
Lorem Ipsum is simply