Cây Ý Dĩ – Coix lacryma-jobi L
Mô tả, đặc điểm, kỹ thuật trồng, cách chăm sóc, tác dụng và bài thuốc từ cây ý dĩ – Coix lacryma-jobi L
I. Mô tả và đặc điểm của cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL.
1. Tên khác: Bo bo, hạt cườm, cườm gạo
2. Tên khoa học: Coix lacryma-jobiL
3. Họ: Lúa (Poaceae)
4. Bộ phận dùng: Hạt
5. Công năng, chủ trị: Kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, thẩm thấp. Chữa phù thũng, cước khí, ỉa chảy do tỳ hư, phong thấp lâu ngày không khỏi, gân cơ co quắp khó vận động.
6. Nguồn gốc và phân bố cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL.
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL là cây thảo sống hằng năm, có nguồn gốc từ Đông Á và bán đảo Malaysia. Cây thường mọc khắp nơi miền núi có khí hậu mát mẻ, đặc biệt là ven suối. Ở Việt Nam, cây mọc tập trung nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hiện nay, số lượng ý dĩ mọc hoang đã không đủ và khi thu hoạch cần tốn nhiều công sức. Do đó, nhiều nơi hiện nay đã có trồng ý dĩ.
Hình ảnh của cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
7. Đặc điểm sinh thái của cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL là một loại cây sống lâu năm. Cây có chiều cao từ 1m đến 2m. Thân cây ý dĩ nhẵn bóng, không có lông và có vách dọc. Lá cây có hình mác to. Lá dài khoảng 10 đến 40cm, rộng 3cm. Trên lá có những đường gân nổi rõ, gân ở giữa to.
Hoa cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL là hoa đơn tính. Hoa mọc ở kẽ lá thành bông. Hoa đực mọc ở phía trên và hoa cái mọc ở phía dưới. Trên hoa đực có 3 nhị. Quả ý dĩ được bao bọc bởi bẹ của một lá bắc.
8. Thành phần hóa học trong cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Trong hạt ý dĩ có chứa những thành phần hóa học như:
65% chất hydratcacbon
5.4% chất béo
13,7% chất protit
Ngoài ra, trong hạt ý dĩ còn có các axit amin như leuxin, lysin, acginin, tysosin, histidin, chất coixin và axit glutamic
Trong rễ ý dĩ có một số thành phần hoạt chất như:
17.6% chất protein
7.2% chất béo
52% tinh bột
C8H703N (6 – metoxy benzolon)
Hạt ý dĩ – Coix lacryma-jobiL có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
II. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
1. Chọnvùng trồng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Ở Việt Nam cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL được trồng trên các vùng có khí hậu mát mẻ, ở các vùng đất bãi, đất ruộng bậc thang ở vùng núi cao.
2. Giống và kỹ thuật nhân giống cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
2.1 Chọn giống cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Công tác chọn giống tốt là quan trọng, bảo đảm và nâng cao đặc tính tốt của hạt, thu hoạch được sản lượng cao. Do vậy khi trồng tốt nhất là chọn ruộng làm giống, liên tục hàng năm. Ngoài ra mua hạt từ các nơi ngoài vào nên tiến hành kiểm dịch, dứt khoát không dùng hạt có sâu bệnh hại và hạt tạp nham, để tránh ảnh hưởng tới thu hoạch; Theo đặc tính của cây, có loại cây cao, có loại cây thấp, kết quả khác nhau, chín sớm hay muộn cũng khác nhau có thể chia làm hai loại cây: Cây cao và cây thấp, cả hai loại sinh trưởng trong điều kiện giống nhau, cây cao bình quân có thể tới 27-33cm.
Loài cây cao thưa hạt, chín không tập trung, sản lượng thấp, cho nên thường ít người trồng.
Loài cây thấp đẻ nhánh nhiều, đâm cành sớm từ lúc có đột (giống), cho nên nhiều cành, năng suất cao, quả chín tập trung, cây tương đối thấp, cây có màu giống như cây cao lương;
Bước thứ nhất là cắt bông của từng cây, không cắt bông bị bệnh, bị sâu và chưa chín sau đó bông được chọn phải để riêng đập lấy hạt, phơi khô cất giữ làm giống.
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL là loại dược liệu quý
2.2 Kỹ thuật gieo hạt cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Hạt giống đã được chọn kỹ trước khi đem gieo, phải lọc bỏ những hạt bị bệnh (hạt có phấn đen), hạt lép (hạt không chín), hạt xanh (màu xanh, không được chắc đẫy) và những hạt vỏ đen; chọn lấy hạt màu trắng hoặc màu nâu sẫm, chắc hoặc có thể dùng nước để chọn (đem hạt đổ vào nước, vớt bỏ nhũng hạt nổi trên mặt nước, những hạt chìm là hạt tốt, lấy gieo).
2.3 Xử lý hạt giống cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Hạt đã chọn làm giống ngâm hạt giống vào nước ấm 35- 400 C trong 3-4 giờ rồi vớt ra để ráo nước.
3. Thời vụ trồng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL được gieo trồng vào tháng 3 – 4.
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL được gieo trồng vào tháng 3 – 4.
4. Kỹ thuật làm đất trồng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL cần nhiều đất màu, không nên gieo trồng liên tục trên một chân ruộng cây dễ bị bệnh muội đen, thực hiện luân canh với các cây họ đậu là tốt nhất, và cũng có thể luân canh với bông, khoai tây.
Làm đất: Sau khi thu hoạch cây trồng vụ trước, cần phải làm đất ngay, cày sâu 26cm, cày xong cần phải bừa, bừa đất càng nhỏ càng tốt; sang mùa Xuân năm sau thì cày lại.
Lên luống cao 30cm, luống rộng l,3m
5. Mật độ khoảng cách trồng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Mật độ trồng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL : Cây cách cây 17 – 20 cm, hàng cách hàng 40 – 50 cm
6. Kỹ thuật trồng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Cuốc hốc sâu 3-7cm, mỗi hốc gieo 1-2 hạt, mỗi sào gieo 01kg hạt, lấp đất bằng, không ấn chặt đất.
Mật độ trồng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL : Cây cách cây 17 – 20 cm, hàng cách hàng 40 – 50 cm
7. Phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục 15 – 20 tấn, phân NPK 500 kg, Đạm 250 kg, Kali 160 kg.
7.1 Cách bón phân cho cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục + 50 % phân NPK
Bón thúc: Bón phân thúc lần một: kết hợp vun xới làm cỏ lần thứ nhất, bón 70% Đạm + 30 % Kali rắc vào bốn xung quanh gốc cây nếu là chỗ đất bằng, bón thành hình bán nguyệt bên mé trên nếu là chỗ đất dốc, trời nắng thì nên bón phân nước, nếu trời mưa thì nên bón phân khô.
Bón thúc lần hai kết hợp với làm cỏ vun xới, bón 50 % NPK + 30 % Đạm 3 Y dĩ + 40 % Kali, mục đích là giúp cho cây mọc khỏe và đón đòng.
Bón phân thúc lần 3 nên thực hiện trước khi cây ra hoa bón nốt phần phân còn lại.
8. Kỹ thuật chăm sóc cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
8.1 Dặm cây và vun xới đất cho cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Lúc cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL đã mọc lên khỏi mặt đất được 2-3 lá tỉa dặm cây, giữ cho cây cách 3-7cm kết hợp với tỉa dặm cây làm đất tơi xốp. Che cho cây mọc cao có 5-6 lá thì tỉa lần cuối cùng, giữ khoảng cách cây10cm. Nếu là gieo hốc mỗi hốc có 4-5 cây, nhưng lúc sản xuất trên diện tích lớn, dùng hạt gieo vừa phải đảm bảo cây phát triển to, khỏe, năng suất cao.
8.2 Vun xới, làm cỏ cho cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Thời kỳ còn nhỏ cây mọc rất chậm, cần chú ý làm cỏ, nếu gieo hốc xới vòng quanh hốc nhưng không được làm rễ bị lộ ra vun vào gốc vừa phải không vun cao quá, tạo điều kiện cây đẻ nhánh nhiều, phát dục tốt.
Lần 2 làm vào lúc cây cao được 33cm, chú ý không làm hại rễ cây, lần này vun đất vào cho bằng hốc. Lần thứ 3 làm vào lúc cây cao độ 50cm (làm quá chậm thì dễ làm hại rễ cây), đồng thời vun thêm đất vào gốc, để cây khỏi bị đổ ngã.
Thụ phấn nhân tạo: Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL có hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái ở trong cùng cây, thời kỳ có hoa, nếu gặp lúc không có gió, hoặc gió quá to, hoa cái không thể thụ phấn hoàn toàn để hình thành hạt được. Cho nên thời kỳ đầu cây mới ra hoa, nên tiến hành thụ phấn nhân tạo để cây đạt năng suất cao.
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL có hoa đơn tính
9. Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
9.1 Bệnh hại trên cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL thường bị bệnh hại nhất là muội đen, cây nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, nhiễm nặng có thể thất thu trên 50%. Bệnh là do một loại nấm, tế bào của nấm bám ở trên quả (hạt) và sống ở đất qua đông lúc gặp nhiệt độ thích hợp của mùa Xuân năm sau thì xâm nhập vào chồi cây, bông (hoa) ngọn cây, đục vào hạt, phá hoại tổ chức hạt, làm thành màu xám, dây phấn đen, sau khi tung bào tử nấm ra, lây truyền sang cây khác và rơi xuống đất, sang năm lại tiếp tục lây lan.
Ngoài việc phải xử lý hạt giống và trồng luân canh, cần phải nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu hủy.
9.2 Sâu hại cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL:
Sâu xanh thường xuất hiện từ lúc cây còn nhỏ đến trước lúc cây trổ bông cắn hại lá, lúc bị nặng có thể ăn trụi lá trên cây.
Cách phòng trừ: Dùng nhân lực bắt sâu non và bắt diệt hết trứng, mật độ cao có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin có độ độc thấp để phun khi sâu còn non tuổi 1,2. Sâu xám sử dụng bẫy bả chua ngọt để diệt trưởng thành hạn chế thiệt hại do sâu gây ra hoặc bắt sâu vào những buổi sáng sớm. Châu chấu dùng các loại thuốc có vị độc, tiếp xúc như: Sherpa 25EC, Fastac 5EC để phòng trừ.
10. Thu hoạch và sơ chế cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Thời kỳ thu hoạch cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL là tháng 9-10, khi lá cây đã héo vàng, quả đã ngả màu 4 Y dĩ nâu nhạt, chọn ngày nắng để thu hoạch. Trước hết cắt cây, để trong vòng 5-6 ngày quả sẽ chín hết và đập lấy hạt và đem đi tiêu thụ
III. Tác dụng và những bài thuốc từ cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
1. Những tác dụng từ cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
1.1 Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL có vị ngọt, tính hơi hàn, quy kinh vào kinh Tỳ, Thận, Phế. Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL có các công dụng:
Chủ gân co rút cấp, không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khí, uống thuốc sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng, ích khí.
Trị tình trạng nôn ra mủ máu, ho, đờm nghịch lên, phá ngũ tạng kết độc.
1.2 Theo y học hiện đại
Có tác dụng lên hệ hô hấp: Tinh dầu của dược liệu ý dĩ có tác dụng kích thích hô hấp hoặc ức chế hô hấp nếu liều cao. Đồng thời dược liệu này cũng có khả năng làm giãn phế quản.
Có tác dụng lên khối u: Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Tác dụng lên cơ vân: Tinh dầu cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL có thể làm cơ vân giảm và làm ngưng co bóp. Do đó, thuốc có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn.
Cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL có một số tác dụng dược lý
2. bài thuốc từ cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Trong dân gian vẫn lưu truyền rất nhiều bài thuốc sử dụng cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL để điều trị bệnh. Chẳng hạn như:
2.1 Bài thuốc điều trị ung thư phổi, đại tràng, dạ dày
Dùng 100g hạt ý dĩ sao vàng lên, bỏ vào ấm và sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.
2.2 Điều trị đau nhức do phong thấp
Chuẩn bị nguyên liệu: 40g dĩ mề, 30 hạt hạnh nhân, 120g ma hoàng, 40g cam thảo
Cho tất cả nguyên liệu vào nấu với 4 chén nước cho đến khi còn 1 chén thì chắt lấy nước.
Cho thêm 3 chén vào nấu tiếp cho đến khi còn 1 chén thì tắt bếp.
Dùng 2 chén nước của hai lần nấu trộn đều rồi tiếp tục sắc còn 1 chén.
Chia ra uống hết 3 lần trong ngày.
2.3 Điều trị ho, có đờm
Chuẩn bị nguyên liệu: 120g ý dĩ, 80g cam thảo và 40g cát cánh
Đem nguyên liệu tán thành bột rồi mỗi lần dùng khoảng 20g.
Đem hỗn hợp nấu lên cùng với nước rồi dùng sau bữa ăn.
2.4 Điều trị tiểu ra sỏi
Dùng 40g ý dĩ đem sắc cùng 500ml nước cho đến khi còn 250ml thì tắt bếp, Chia ra uống hết trong ngày.
Kiên trì trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh có sự cải thiện.
2.5 Điều trị tỳ hư, tiêu hóa kém
Chuẩn bị nguyên liệu: 40g ý dĩ, 40g hoài sơn, 40g bạch biển đậu, 30g liên nhục, 30g sơn tra, 30g sử quân tử, 16g thần khúc, 200g đương quy và 100g gạo nếp.
Cho tất cả nguyên liệu đem sao vàng, tán thành bột rồi mỗi lần dùng khoảng 15g sắc với nước rồi uống khi còn ấm.
2.6 Điều trị đau răng, sâu răng
Chuẩn bị nguyên liệu: ý dĩ, cát cánh
Nghiền nát nguyên liệu thành bột nhuyễn rồi nhét vào chỗ răng bị đau.
2.7 Bồi bổ cơ thể
Chuẩn bị: 10g ý dĩ, 4g mạch môn, 5g tang bạch bì, 4g thiên môn và 4g bách bộ.
Dùng tất cả nguyên liệu nấu chung với 1000ml nước cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp, chia ra uống 3 lần trong ngày sau khi ăn tầm 20 phút.
2.8 Điều trị tiểu buốt
Dùng 20g ý dĩ sắc với 2 chén nước cho đến khi còn 1 chén nước. Có thể cho thêm 16g cam thảo cho dễ uống.
2.9 Điều trị phong tê thấp
Chuẩn bị nguyên liệu: 40g ý dĩ và 20g phổ thục linh
Đem tất cả nguyên liệu nấu với 800ml nước cho đến khi còn 400ml thì tắt bếp, Chia ra uống trong ngày, sau bữa ăn tầm 15 phút.
2.10 Điều trị vàng da
Dùng 40g rễ ý dĩ sắc nước uống hàng ngày
2.11 Điều trị khí hư
Chuẩn bị: 30g rễ ý dĩ, 12g hồng táo
Dùng nguyên liệu sắc với nước rồi chia ra uống 2 lần trong ngày
2.12 Điều hòa kinh nguyệt
Dùng 12g rễ ý dĩ khô sắc với nước uống trước khi có kinh khoảng 3 đến 5 ngày liên tục.
2.13 Giúp tăng tiết sữa
Dùng khoảng 30g ý dĩ đã sao vàng nấu móng giò với lá sung và gạo nếp thành cháo để dùng hàng ngày.
2.14 Điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ em
Dùng 12g ý dĩ và 10g hoài sơn sao lên rồi tán bột.
Mỗi lần dùng khoảng 6g hỗn hợp hòa với cơm để cho bé dùng.
2.15 Điều trị tàn nhang, dưỡng da
Trộn 1 thìa bột ý dĩ với 2 thìa mật on rồi đắp lên da khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại thật sạch.
Áp dụng 2-3 lần mỗi tuần sẽ thấy da có cải thiện trong thời gian ngắn
2.16 Giúp giảm béo
Chuẩn bị: 10g hạt ý dĩ, 10g lá sen khô và 10g táo mèo
Dùng nguyên liệu nấu với 1 lít nước trong khoảng 15 phút cho các tinh chất tan ra trong nước và uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy tác dụng.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu từ cây ý dĩ – Coix lacryma-jobiL
Bạn không nên sử dụng ý dĩ trong các trường hợp sau:
Khi đang mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu sử dụng thì phải có sự cho phép của bác sĩ.
Không sử dụng khi có dấu hiệu dị ứng với bất cứ thành phần nào của ý dĩ hay các loại thảo mộc.
Cẩn trọng khi dùng ý dĩ với thuốc tiểu đường vì có thể làm giảm lượng đường trong máu nhanh hơn. Cụ thể đó là các loại thuốc như: glyburide, glimepiride, tolbutamide, glipizide,…
Việc sử dụng ý dĩ có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe nhưng cũng hàm chứa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Chính vì vậy, người dùng cần phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Cách tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để được hướng dẫn thật chi tiết trước khi sử dụng.